Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì I (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các phát biểu sau về độ lớn vận tốc, phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một giờ.
  • B. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một ngày.
  • C. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một phút.
  • D. Độ lớn vận tốc tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Câu 2: Âm phản xạ là:

  • A. Âm dội lại khi gặp vật chắn.         
  • B. Âm truyền đi qua vật chắn.
  • C. Âm đi vòng qua vật chắn.         
  • D. Âm thanh phát ra khi vật dao động

Câu 3: Đơn vị của tần số là

  • A. m/s.
  • B. km/Hz.
  • C. Hz/s.
  • D. Hz.

Câu 4: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?

  • A. Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt.
  • B. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
  • C. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém.
  • D. Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ.

Câu 5: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?

  • A. Quãng đường vật đi được.
  • B. Thời gian vật đã đi.
  • C. Tốc độ của vật chuyển động.
  • D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.

Câu 6: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

  • A. vôn kế.
  • B. nhiệt kế.
  • C. tốc kế.
  • D. ampe kế.

Câu 7: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

  • A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.
  • B. Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây.
  • C. Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc.
  • D. Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây.

Câu 8: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc?

  • A. m/s.
  • B. m.
  • C. kg.
  • D. m/s2.

Câu 9: Nguồn âm là

  • A. các vật dao động phát ra âm.
  • B. các vật chuyển động phát ra âm.
  • C. vật có dòng điện chạy qua.
  • D. vật phát ra năng lượng nhiệt.

Câu 10: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta có những nhận xét sau. Theo em nhận xét nào sai?

  • A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
  • B. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
  • C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
  • D. Âm thanh truyền được trong mọi môi trường.

Câu 11: Hãy xác định câu nào sau đây là sai?

  • A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
  • B. Hz là đơn vị tần số.
  • C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
  • D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.

Câu 12: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

  • A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.
  • B. Tấm kim loại, áo len, cao su.
  • C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.
  • D. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.

Câu 13: Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?

  • A. Mặt bàn dao động phát ra âm.                                    
  • B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.
  • C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm.         
  • D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.

Câu 14: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt?

  • A. Rèm nhung.
  • B. Mặt nước phẳng lặng.
  • C. áo len.
  • D. Mặt tường xù xì.

Câu 15: Vận tốc của ô tô bằng 21 m/s. Nếu đổi vận tốc đó sang đơn vị km/h thì có giá trị nào sau đây?

  • A. 70,5 km/h.                  
  • B. 72,3 km/h.                  
  • C. 74,5 km/h.                   
  • D. 75,6 km/h.

Câu 16: Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là

  • A. luồng gió và lá cây đều dao động.
  • B. luồng gió.
  • C. lá cây.
  • D. thân cây.

Câu 17: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

  • A. Tường bê tông         
  • B. Cửa kính hai lớp         
  • C. Tấm rèm vải         
  • D. Cửa gỗ

Câu 18: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm của vật sẽ biến đổi như thế nào?

  • A. Tăng
  • B. Giảm                          
  • C. Không thay đổi 
  • D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 19: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

  • A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ.
  • B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
  • C. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
  • D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.

Câu 20: Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao?

  • A. Không, vì âm thanh không truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
  • B. Có, vì âm thanh truyền được trong bầu khí quyển của Trái Đất.
  • C. Không, vì âm thanh không truyền được trong chân không.
  • D. Có, vì âm thanh truyền được trong chân không.

Câu 21: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm?

  • A. Tay bấm dây đàn.             
  • B. Tay gảy dây đàn.          
  • C. Hộp đàn.     
  • D. Dây đàn.

Câu 22: Hình dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu sau

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/1117/13_1.png

a) Tốc độ của vật là 2 m/s.

b) Sau 2 s, vật đi được 4 m.

c) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m.

d) Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s.

  • A. b, c, d.                     
  • B. b, d.                          
  • C. a, b, d.                          
  • D. a, c.

Câu 23: Bảng số liệu sau mô tả chuyển động của một ô tô trở khách trong hành trình 4 h từ bến A đến bến B:

Thời gian (s)01234
Quãng đường (m)02468

Đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động này là

  • A.  Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Đồ thị quãng đường - thời gian (ảnh 5)
  • B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Đồ thị quãng đường - thời gian (ảnh 4)
  • C. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Đồ thị quãng đường - thời gian (ảnh 6)
  • D. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Đồ thị quãng đường - thời gian (ảnh 7)

Câu 24: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

  • A. 8 h.                               
  • B. 16 h.                             
  • C. 24 h.     
  • D. 32 h.

Câu 25: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là

  • A. 1700 m.                            
  • B. 850 m.                          
  • C. 3400 m.     
  • D. 1000 m.

Câu 26: Người ta thường dùng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

  • A. 500 m         
  • B. 750 m         
  • C. 1500 m         
  • D. 2000 m

Câu 27: Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy?

  • A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
  • B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
  • C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
  • D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.

Câu 28: Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án): Đồ thị quãng đường - thời gian (ảnh 15)

  • A. 10 phút.
  • B. 20 phút.
  • C. 30 phút.
  • D. 45 phút.

Câu 29: Một ô tô lên dốc với tốc độ 12 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tốc độ trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

  • A. 22,5 km/h.                   
  • B. 20 km/h.                       
  • C. 30 km/h.     
  • D. 16 km/h.

Câu 30: Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40s. Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá được cho ở hình dưới đây. Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/1117/34.png

  • A. 1,25m/s                            
  • B. 2m/s                             
  • C. 1m/s                       
  • D. 2,5m/s

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác