Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì I (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không xác định được thông tin nào sau đây?
- A. Tốc độ chuyển động.
- B. Thời gian chuyển động.
- C. Quãng đường chuyển động.
D. Thời điểm chuyển động.
Câu 2: Đơn vị của tần số là
- A. dB.
- B. m.
C. Hz.
- D. m/s.
Câu 3: Tốc độ là đại lượng cho biết
A. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- B. Quỹ đạo chuyển động của vật.
- C. Hướng chuyển động của vật.
Câu 4: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Tần số dao động.
B. Biên độ dao động.
- C. Thời gian dao động.
- D. Tốc độ dao động.
Câu 5: Trong hệ đo lường chính thức của nước ta đơn vị đo tốc độ là;
- A. m.h và km.h
B. m/s và km/h
- C. h/km và s/m
- D. s/m và h/ km
Câu 6: Cảnh sát giao thông thường sử dụng thiết bị gì để xác định tốc độ của các phương tiện đang lưu thông trên đường?
- A. Đồng hồ bấm giây.
- B. Cổng quang điện.
- C. Thiết bị cảm biến chuyển động.
D. Thiết bị “bắn tốc độ”.
Câu 7: Tốc độ của vật là
A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
- B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
- C. Quãng đường vật đi được.
- D. Thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 8: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:
A. dB
- B. Hz
- C. Niu tơn
- D. kg
Câu 9: Những vật nào sau đây phản xạ âm kém?
- A. Thép, gỗ, vải.
- B. Bê tông, sắt, bông.
- C. Đá, sắt, thép.
D. Vải, nhung, dạ.
Câu 10: Sự truyền sóng âm trong không khí:
- A. là sự chuyển động của mọi vật trong không khí.
B. được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.
- C. là sự truyền năng lượng của các phân tử không khí đứng yên.
- D. là sự trao đổi năng lượng của các phân tử không khí đứng yên.
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn … và … làm ảnh hưởng xấu đển sức khỏe của con người.
A. to, kéo dài.
- B. nhỏ, kéo dài.
- C. to, không kéo dài.
- D. nhỏ, không kéo dài.
Câu 12: Vật nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
- A. Tường bê tông.
- B. Sàn đá hoa cương.
- C. Cửa kính.
D. Tấm xốp bọt biển
Câu 13: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức "lẩn trốn ngay". Vì:
- A. Âm thanh đã truyền qua đất trên bờ nên nó bơi nhanh đi chỗ khác.
- B. Âm thanh đã truyền qua nước dưới sông nên nó bơi nhanh đi chỗ khác.
- C. Âm thanh đã truyền qua không khí nên nó bơi nhanh đi chỗ khác.
D. Âm thanh đã truyền qua đất trên bờ, và qua nước rồi đến tai cá, nên nó bơi nhanh đi chỗ khác.
Câu 14: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến phản xạ âm?
- A. Dùng máy đo độ sâu của biển.
- B. Tiếng vang xảy ra trong các hang động.
C. Điều chỉnh âm thanh của máy rađiô nhỏ lại.
- D. Tiếng vọng lại khi nói chuyện trong phòng lớn.
Câu 15: Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng
- A. Ô tô chuyển động được 36km
- B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ
C. Trong 1 giờ ô tô đi được 36km
- D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
- A. Thước thẳng và đồng hồ bấm giây.
- B. Cổng quang điện.
- C. Đồng hồ bấm giây.
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Câu 17: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì
- A. Gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
B. Gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
- C. Gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.
- D. Gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.
Câu 18: Tiếng đàn không thể truyền được trong
- A. khí neon.
- B. tường.
C. chuông đã hút chân không.
- D. dung dịch nước đường.
Câu 19: Ta nghe được âm càng to khi
- A. tần số âm càng lớn.
- B. tần số âm càng nhỏ.
C. biên độ âm càng lớn.
- D. biên độ âm càng nhỏ.
Câu 20: Vật liệu phản xạ âm kém thì có đặc điểm nào sau đây?
- A. Có bề mặt nhẵn và vật liệu cứng.
B. Có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm.
- C. Có kích thước lớn.
- D. Có kích thước nhỏ.
Câu 21: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
A. Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm.
- B. Độ to, nhỏ của âm.
- C. Độ cao, thấp của âm.
- D. Biên độ của âm.
Câu 22: Điều kiện nào sau đây được thoả mãn thì ta nghe được tiếng vang của âm thanh?
- A. Âm thanh phát ra phải rất lớn.
- B. Âm thanh phát ra phải gặp vật cản.
- C. Âm thanh phải truyền thẳng và không gặp vật cản.
D. Âm truyền đến vật cản dội lại, đến tại ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tại ta một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
Câu 23: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?
- A. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
B. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vang.
- C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
- D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.
Câu 24: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây?
- A. Bạn Hà.
B. Màng loa trong điện thoại.
- C. Màn hình của điện thoại.
- D. Nút chỉnh âm trên điện thoại
Câu 25: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là
A. âm phản xạ.
- B. âm tới.
- C. siêu âm.
- D. hạ âm.
Câu 26: Lúc 7 giờ, bạn Hà đi bộ từ nhà đến trường với tốc độ 5 km/h. Biết quãng đường từ nhà bạn Hà đến trường dài 1,5 km. Hỏi bạn Hà đến trường lúc mấy giờ?
- A. 7 h 15 min.
B. 7 h 18 min.
- C. 7 h 30 min.
- D. 7 h 45 min.
Câu 27: Một chiếc ô tô và một chiếc xe máy được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m thời gian ô tô chạy giữa hai vạch mốc là 0,2 s và thời gian xe máy chạy giữa hai vạch mốc là 0,3 s. Nếu tốc độ giới hạn là 24 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?
- A. Ô tô và xe máy đều vượt quá tốc độ cho phép.
- B. Ô tô và xe máy đều không vượt quá tốc độ cho phép.
- C. Ô tô không vượt quá tốc độ cho phép, xe máy vượt quá tốc độ cho phép.
D. Ô tô vượt quá tốc độ cho phép, xe máy không vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 28: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s
3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật
4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích
Cách sắp xếp sau đây là đúng?
- A. 1 - 2 - 3 - 4
- B. 3 - 2 - 1 - 4
- C. 2 - 4 - 1 - 3
D. 3 - 2 - 4 - 1
Câu 29: Một người lái xe có thể tính ra tốc độ của cô ấy bằng cách dùng các thiết bị trên xe. Bức hình cho thấy đồng hồ đo thời gian và quãng đường tại thời điểm bắt đầu và kết thúc của cuộc hành trình. Đồng hồ đo quãng đường cho biết tổng quãng đường mà chiếc xe đi được kể từ khi nó được đưa vào sử dụng, tính theo kilômet.
Tốc độ của chiếc xe là
- A. 30 km/h.
B. 40 km/h.
- C. 50 km/h.
- D. 60 km/h.
Câu 30: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- A. 1s
- B. 2s
- C. 3s
D. 4s
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 Chân trời học kì I
Bình luận