Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

  • A. Màu sắc của ánh sáng.
  • B. Hướng truyền của ánh sáng.
  • C. Tốc độ truyền ánh sáng. 
  • D. Độ mạnh yếu của ánh sáng.

Câu 2: Bóng tối là: 

  • A. Vùng nằm sau vật chắn sáng và không có ánh sáng chiếu tới 
  • B. Vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng 
  • C. Vùng vừa có ánh sáng chiếu tới vừa là bóng đen 
  • D. Vùng nằm cạnh vật chắn sáng

Câu 3: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?

  • A. Tăng lên. 
  • B. Giảm đi.
  • C. Không thay đổi. 
  • D. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.

Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …

  • A. chùm sáng.
  • B. tia sáng.
  • C. ánh sáng.
  • D. năng lượng.

Câu 5: Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì?

  • A. Lực điện.
  • B. Lực hấp dẫn.
  • C. Lực ma sát.
  • D. Lực từ.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng về từ phổ và từ trường? 

  • A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường
  • B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện 
  • C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu 
  • D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh

Câu 7: Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì?

  • A. Lực điện.
  • B. Lực hấp dẫn.
  • C. Lực ma sát.
  • D. Lực từ.

Câu 8: Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, khi đó: 

  • A. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng 
  • B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời
  • C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng 
  • D. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời

Câu 9: Đặt ngọn nến và vật cản sáng trước một màn chắn sáng sao cho tạo bóng nửa tối trên màn. Để mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát thấy ngọn nến có gì khác so với khi không có màn chắn?

  • A. Ngọn nến sáng yếu hơn.
  • B. Ngọn nến sáng mạnh hơn.
  • C. Không có gì khác.
  • D. Chỉ thấy một phần của ngọn nến.

Câu 10: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  • A. vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  • B. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  • C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  • D. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

  • A. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  • B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  • C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  • D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 12: Chỉ ra phát biểu sai.

  • A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ
  • ánh sáng.
  • B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương.
  • C. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại
  • điểm tới.
  • D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 13: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  • C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 15: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

  • A. chiều chuyển động của thanh nam châm.
  • B. chiều của từ trường Trái Đất.
  • C. chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
  • D. tên các từ cực của nam châm.

Câu 16: Mặt của miếng bìa ở hình 13.5 được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?

Mặt của miếng bìa ở hình 13.5 được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình C
  • D. Hình D

Câu 17: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường? 

  • A. Một vùng tối hình bàn tay 
  • B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ 
  • C. Một vùng bóng tối tròn 
  • D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

  • A. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  • B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  • C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  • D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 19: Khi biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết

  • A. Màu sắc của ánh sáng.
  • B. Hướng truyền của ánh sáng.
  • C. Tốc độ truyền ánh sáng. 
  • D. Độ mạnh yếu của ánh sáng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
  • B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
  • C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
  • D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

Câu 21: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  • A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  • B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
  • C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
  • D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Câu 22: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đều mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 23: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 24: Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

  • A. Mặt vải thô.
  • B. Nền đá hoa.
  • C. Giấy bạc.
  • D. Mặt bàn thủy tinh.

Câu 25: Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng? 

  • A. Mặt phẳng của tờ giấy 
  • B. Mặt nước đang gợn sóng 
  • C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng. 
  • D. Mặt đất

Câu 26: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  • B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. 
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  • D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 27: Ta nhận biết từ trường bằng cách nào? 

  • A. Điện tích thử 
  • B. Nam châm thử 
  • C. Dòng điện thử 
  • D. Bút thử điện

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
  • B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

Câu 29: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 30: Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

  • A. Nhôm.
  • B. Niken.
  • C. Coban.
  • D. Gađolini.

Câu 31: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  • A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
  • C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
  • D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.
  • B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.
  • C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.
  • D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
  • B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
  • C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
  • D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

  • A. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  • B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
  • C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
  • D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 35: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? 

  • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên 
  • B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam. 
  • C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam 
  • D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam 

Câu 36: Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng? 

  • A. Mặt phẳng của tờ giấy 
  • B. Mặt nước đang gợn sóng 
  • C. Mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng. 
  • Đ. Mặt đất

Câu 37: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

  • A. Đông - Tây.
  • B. Tây - Bắc.
  • C. Đông - Nam.
  • D. Bắc - Nam.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  • C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 39: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định

  • A. khối lượng của một vật.
  • B. phương hướng trên mặt đất.
  • C. trọng lượng của vật.
  • D. nhiệt độ của môi trường sống.

Câu 40: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác