Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?
- A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
- B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 2: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng?
- A. Quạt điện.
- B. Máy giặt.
C. Bàn là.
- D. Máy sấy tóc.
Câu 3: Lò nung trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
- A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
- C. Phát ra các tia nhiệt.
- D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 4: Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị giãn nhiều hơn thì có độ cứng:
- A. lớn hơn.
B. nhỏ hơn.
- C. tương đương nhau.
- D. chưa đủ điều kiện để kết luận.
Câu 5: Tìm câu sai.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
- C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín?
- A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
- B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
- C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
- A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
- B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
- C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực?
- A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
- C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi.
- D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 9: kW.h là đơn vị của
A. công.
- B. công suất.
- C. hiệu suất.
- D. lực.
Câu 10: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây không có tính đàn hồi
- A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
- B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
- C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
D. bìa vở bằng giấy, ghế gỗ, cốc thủy tinh.
Câu 11: Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của hai vật như nhau.
- B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.
C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.
- D. Không đủ dữ kiện để so sán
Câu 12: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?
- A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.
- C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
- D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.
Câu 13: Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?
- A. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo.
- B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng.
- D. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi.
Câu 14: Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 15: Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi đối và lực tác dụng có dạng:
- A. đường cong hướng xuống.
- B. đường cong hướng lên.
- C. đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực?
- A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
- C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi.
- D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 17: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích
- A. tăng lực ma sát.
- B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
- D. giảm lực ma sát.
Câu 18: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 $m/s^{2}$. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
- A. 0,4 m.
B. 0,8 m.
- C. 0,6 m.
- D. 2 m.
Câu 19: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
A. $6.10^{3}$J.
- B. $3.10^{2}$J.
- C. $60$ J.
- D. Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
Câu 20: Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
A. 0,896 m/s.
- B. 0,875 m/s.
- C. 0,4 m/s.
- D. 0,5 m/s.
Câu 21: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là bao nhiêu nếu chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.
- A. 6 m/s.
- B. 7 m/s.
C. 10 m/s.
- D. 12 m/s.
Câu 22: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
- A. 0,13 N.
- B. 0,2 N.
- C. 1,0 N.
D. 0,4 N.
Câu 23: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp $\vec{v}_{1}$ và $\vec{v}_{2}$ vuông góc nhau.
A. 4,242 kg.m/s.
- B. 0 kg.m/s.
- C. 4 kg.m/s.
- D. 4,5 kg.m/s.
Câu 24: Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500 N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6 m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này:
- A. 4 kW.
- B. 5 kW.
C. 1 kW.
- D. 10 kW.
Câu 25: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm
A. không đổi.
- B. tăng 2 lần.
- C. giảm 1,5 lần.
- D. tăng 1,5 lần.
Câu 26: Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc $45^{\circ}$, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.
A. 1060 J.
- B. 10,65 J.
- C. 1000 J.
- D. 1500 J.
Câu 27: Một búa máy có khối lượng m1 = 1000 kg rơi từ độ cao 3,2 m vào một cái cọc có khối lượng m2 = 100 kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa.
A. 8,4%.
- B. 7,3 %.
- C. 6 %.
- D. 3 %.
Câu 28: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn
A. 20384 N.
- B. 20000 N.
- C. 10500 N.
- D. 20500 N.
Câu 29: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:
- A. 33 cm và 50 N/m.
- B. 33 cm và 40 N/m.
C. 30 cm và 50 N/m.
- D. 30 cm và 40 N/m.
Câu 30: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10 $m/s^{2}$.
- A. 5,0 kg.m/s.
B. 10 kg.m/s.
- C. 4,9 kg.m/s.
- D. 0,5 kg.m/s.
Câu 31: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vứi một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc?
- A. 2 m/s.
B. 1 m/s.
- C. 3 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 32: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng lò xo A là 100 N/m. Khi kéo hai lò xo có cùng lực F thì lò xo A giãn 2 cm, lò xo B giãn 1 cm. Độ cứng lò xo B là:
- A. 100 N/m.
B. 200 N/m.
- C. 300 N/m.
- D. 10 N/m.
Câu 33: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có khối lượng 1200 kg lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng:
- A. 100%.
B. 80%.
- C. 60%.
- D. 40%.
Câu 34: Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, sợi dây lệch so với phương thẳng đứng một góc nhọn. Muốn hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 3 m với tốc độ 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Khối lượng của hòn đá bằng
A. 0,99 kg.
- B. 0,92 kg.
- C. 2,58 kg.
- D. 1,53 kg.
Câu 35: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 $m/s^{2}$.
A. 40 J.
- B. 2400 J.
- C. 120 J.
- D. 1200 J.
Câu 36: Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có:
- A. k2 = 2k1.
- B. k1 = 3k2.
C. k1 = 2k2.
- D. 3k1 = 4k2.
Câu 37: Một vật đặt trên một cái bàn quay, nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,25 và vận tốc góc của mặt bàn là 3 rad/s thì phải đặt vật trên mặt bàn, trong phạm vi một hình tròn có tâm nằm trên trục quay, bán kính bao nhiêu để nó không bị trượt đi.
A. 0,277 m.
- B. 1 m.
- C. 2 m.
- D. 2,5 m.
Câu 38: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 $m/s^{2}$. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là
- A. 230,5 W.
- B. 250 W.
- C. 180,5 W.
D. 115,25 W.
Câu 39: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:
- A. 33 cm và 50 N/m.
- B. 33 cm và 40 N/m.
C. 30 cm và 50 N/m.
- D. 30 cm và 40 N/m.
Câu 40: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 47,3 N.
- B. 3,8 N.
- C. 4,5 N.
- D. 46,4 N.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận