Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Qua bài Đất nước là gì?. Hình dáng đất nước Việt Nam như thế nào?
- A. Hình tròn
- B. Hình tam giác
- C. Hình chữ A
D. Hình chữ S
Câu 2: Qua bài Đất nước là gì?. Thủ đô nước Việt Nam tên là?
- A. Hồ Chí Minh
B. Hà Nội
- C. Đà Nẵng
- D. Thăng Long
Câu 3:Qua bài Đất nước là gì? Lá cờ nước ta có màu gì?
- A. Đỏ
- B. Hồng
- C. Vàng
D. A và C đúng
Câu 4: Qua bài Đất nước là gì? Lá cờ Việt Nam có hình gì ở giữa?
A. Hình ngôi sao
- B. Hình hoa anh đào
- C. Hình tròn
- D. Hình con rồng
Câu 5: Qua bài Đất nước là gì? Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
- A. 50
- B. 51
C. 54
- D. 55
Câu 6: Qua bài Núi quê tôi. Khi về làng, tác giả đã thấy gì từ xa?
- A. Thấy ngôi nhà
- B. Thấy con sông
C. Thấy bóng núi
- D. Thấy đồng lúa
Câu 7: Qua bài Núi quê tôi. Tác giả tả cảnh vật cuối thu như thế nào?
- A. Trên đỉnh núi có đàn còn bay
B. Trên đỉnh núi có mây trắng bay
- C. Ánh sáng chớp lóa của cơn dông
- D. Ánh sáng chói chang của nắng
Câu 8: Qua bài Núi quê tôi.Tác giả tả cảnh vật cuối hè như thế nào?
- A. Trên đỉnh núi có đàn còn bay
- B. Trên đỉnh núi có mây trắng bay
C. Ánh sáng chớp lóa của cơn dông
- D. Ánh sáng chói chang của nắng
Câu 9: Qua bài Núi quê tôi. Câu "Trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng" sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa
B. So sánh
- C. Cả nhân hóa và so sánh
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu 10: Qua bài Núi quê tôi. Khi miêu tả cuối hè, tác giả so sánh lá cây bay với?
- A. Làn mây
- B. Làm gió
C. Làn tóc
- D. Làn nước
Câu 11: Qua bài Sông Hương. Sông Hương nằm ở đâu?
A. Huế
- B. Hà Nội
- C. Đà Nẵng
- D. Hồ Chí Minh
Câu 12: Qua bài Sông Hương. Người dân xứ Huế đã dành những gì cho sông Hương?
- A. Những lời thơ đẹp nhất
- B. Tình cảm sâu đậm nhất
- C. Sự ghét bỏ dòng sông
D. A và B đúng
Câu 13: Qua bài Sông Hương. Tại sao con sông có tên là sông Hương?
A. Vì sông có mùi hương dìu dịu
- B. Vì người ta quen gọi là sông hương
- C. Vì người phát hiện ra con sông đặt tên con sông như vậy
- D. Không ai biết lí do vì sao
Câu 14: Qua bài Sông Hương. Con sông chảy qua đâu?
A. Cánh rừng
- B. Ngọn đồi
- C. Dòng suối
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Qua bài Sông Hương. Nơi con sông chảy qua có loài cây gì?
- A. Hoa lan
- B. Bạch đàn
C. Thạch xương bồ
- D. Hoa huệ
Câu 16: Ngôn ngữ chính của Việt Nam là?
- A. Tiếng Anh
B. Tiếng Việt
- C. Tiếng Nga
- D. Tiếng Việt Nam
Câu 17: Thủ đô của nước ta là?
A. Hà Nội
- B. Hồ Chí Minh
- C. Hạ Long
- C. Huế
Câu 18: Nhà rông xuất hiện ở đâu?
A. Tây Nguyên
- B. Tây Bắc
- C. Đồng bằng
- D. Vùng biển
Câu 19: Đặc điểm để nhận diện nhà rông là gì?
- A. Có đôi mái dựng đứng
- B. Mái vươn cao lên trời như lưỡi rìu lật ngược
- C. Mưa chảy xuống nước trôi tuồn tuột
D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 20: Buôn làng có mái nhà rông to, cao thể hiện điều gì?
- A. Nơi đó đông dân
- B. Làm ăn được mùa
- C. Nhân dân no ấm
D. Cả 3 ý kiến trên
Câu 21: Nhà rông được sử dụng để làm gì?
A. Sinh hoạt cộng đồng
- B. Nơi ở của động vật
- C. Nơi sản xuất, lao động
- D. Cả ba ý kiến trên
Câu 22: Kiến trúc bên trong nhà rông có đặc điểm gì?
- A. Nhà trống rỗng, chẳng vướng víu gì
- B. Có nhiều bếp lửa luôn đượm khói
- C. Có nơi dành để chiêng trống, công cụ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Qua bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Ở xứ Mường Bi đã xuất hiện nhân vật nào?
- A. Con trăn khổng lồ
- B. Bà tiên
C. Đôi vợ chồng to lớn khác người
- D. Cả 3 ý trên
Câu 24: Qua bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Vóc dáng của họ được miêu tả cao hơn đỉnh núi cao nhất bao nhiêu lần?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
D. 5
Câu 25: Qua bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Người Mường gọi nhân vật đó tên là gì?
- A. Ông bà khổng lồ
- B. Ông bà to lớn
C. Ồng Đùng, bà Đùng
- D. Ông lớn, bà lớn
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối học kì II
Bình luận