Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 8 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại ?
A. Thụ quan
- B. Mạch máu
- C. Tuyến mồ hôi
- D. Cơ co chân lông
Câu 2: Nguyên nhân nào không liên quan đến hiện tượng có nhiều màu da khác nhau?
- A. Do ảnh hưởng của nhiệt độ
- B. Do lớp sắc tố dưới da
- C. Do di truyền
D. Do độ dày của lớp mỡ dưới da
Câu 3: Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của
- A. tầng sừng.
B. tầng tế bào sống.
- C. cơ co chân lông.
- D. mạch máu.
Câu 4: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?
A. Lớp cách nhiệt
- B. Một sản phẩm của các tế bào da
- C. Nơi chứa chất thải từ các tế bào da tầng trên
- D. Nuôi dưỡng các dây thần kinh
Câu 5: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?
- A. Mới sinh ra
B. Tuổi dậy thì
- C. Tuổi trưởng thành
- D. Bất kể khi nào
Câu 6: Cơ quan nào có chức năng bảo vệ cơ quan sinh dục nữ?
- A. Buồng trứng.
- B. Âm đạo.
- C. Tử cung.
D. Âm hộ.
Câu 7: Cơ quan nào có chức năng vận chuyển tinh trùng đến túi tinh?
A. Ông dẫn tinh.
- B. Tuyến tiền liệt.
- C. Tuyến hành.
- D. Mao tinh hoàn.
Câu 8: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?
- A. Cá
- B.Lưỡng cư.
- C. Bò sát.
D.Thú.
Câu 9: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
- A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
- D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 10: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi
A. Giới hạn sinh thái.
- B. Tác động sinh thái.
- C. Khả năng cơ thể.
- D. Sức bền của cơ thể.
Câu 11: Quần thể là
- A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
- B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
- C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định tại một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.
Câu 12: Quần thể không có đặc điểm là?
- A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
- B. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
- C. Có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
D. Luôn luôn xảy ra giao phối tự do.
Câu 13: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?
- A. Các cây gỗ lim mọc tự nhiên trong rừng.
B. Các con gà nuôi trong một trại chăn nuôi.
- C. Các con sói trong một khu rừng.
- D. Các con ong mật trong tổ.
Câu 14: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là?
- A. Mật độ.
- B. Tỉ lệ giới tính.
- C. Cấu trúc tuổi.
D. Độ đa dạng loài.
Câu 15: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Tiềm năng sinh sản của loài.
- B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
- C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
- D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.
Câu 16: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài ưu thế là
- A. cỏ bợ
- B. trâu, bò
C. sâu ăn cỏ
- D. bướm
Câu 17: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
- A. số lượng cá thể nhiều.
- B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
- C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 18: Trong quần xã loài ưu thế là loài
- A. Có số lượng ít nhất trong quần xã.
- B. Có số lượng nhiều trong quần xã.
- C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã.
D. Có số lượng nhiều, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 19: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở
- A. khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên.
- B. tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống.
C. mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã.
- D. mức độ di cư của các cá thể trong quần xã.
Câu 20: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
- A. động vật.
B. thực vật.
- C. nấm.
- D. nhân sơ (vi khuẩn).
Bình luận