Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ phản ánh vấn đề gì?

  • A. Sự đấu tranh giữa lý trí và tình cảm
  • B. Mâu thuẫn giữa các giá trị trong xã hội
  • C. Đối mặt với cái chết và sự sống
  • D. Sự phân biệt giữa thực tế và ảo tưởng

Câu 2: Tác phẩm "Ông già và biển cả" của Hê-minh-uê phản ánh vấn đề gì?

  • A. Sự cô đơn của con người trong cuộc sống
  • B. Những thử thách mà con người phải đối mặt trong hành trình cuộc đời
  • C. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
  • D. Cuộc đấu tranh giữa các cá nhân và xã hội

Câu 3: Việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt có ý nghĩa gì đối với nền văn hóa dân tộc?

  • A. Góp phần bảo tồn di sản văn hóa và truyền thống dân tộc
  • B. Đảm bảo sự phát triển kinh tế
  • C. Giúp Việt Nam hội nhập quốc tế
  • D. Làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt

Câu 4: Đáp án nào sau đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

  • A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm 
  • B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc 
  • C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật” 
  • D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng. 

Câu 5: Mục đích chính của Tuyên ngôn Độc lập là gì? 

  • A. Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
  • B. Kêu gọi kháng chiến chống thực dân Pháp
  • C. Tuyên truyền về chủ nghĩa xã hội
  • D. Đề cao sức mạnh quân sự của Việt Nam

Câu 6: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)
  • C. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)
  • D. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 7: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
  • B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
  • C. Không có tác động gì đến khung cảnh.
  • D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu.

Câu 8: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
  • B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
  • C. Không có tác động gì đến khung cảnh.
  • D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không đúng khi muốn làm tăng tính phủ định trong văn bản nghị luận? 

  • A. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định
  • B. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định 
  • C. Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn 
  • D. Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực để chỉ đối tượng bị đả kích 

Câu 10: Câu nào sau đây thể hiện tính khẳng định mạnh mẽ?

  • A. Có thể nói rằng
  • B. Rất có thể
  • C. Điều này không thể phủ nhận
  • D. Chúng ta nên xem xét

Câu 11: Nội dung chính của văn bản "Nghệ thuật băm thịt gà" không chỉ dừng lại ở việc miêu tả công việc nấu ăn, mà còn phản ánh: 

  • A. Những giá trị văn hóa ẩm thực
  • B. Nỗi vất vả và tâm tư của người phụ nữ
  • C. Tình yêu gia đình
  • D. Sự gắn bó giữa người và vật nuôi

Câu 12: Văn bản “Bước vào đời” được trích trong tác phẩm nào? 

  • A. “Nhớ nghĩ chiều hôm” 
  • B. “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” 
  • C. “Việt Nam văn hóa sử cương” 
  • D. “Đất nước Việt Nam qua các đời” 

Câu 13: Phong cách viết của Đào Duy Anh trong văn bản này được đặc trưng bởi:

  • A. Lối viết hài hước và châm biếm
  • B. Sử dụng nhiều hình ảnh thơ mộng
  • C. Văn phong trữ tình, sâu sắc và gần gũi
  • D. Cách hành văn phức tạp và khó hiểu

Câu 14: Ngôn ngữ nào sau đây không phù hợp với ngữ cảnh trang trọng?

  • A. "Kính thưa quý vị."
  • B. "Chào các bạn!"
  • C. "Xin vui lòng chờ trong giây lát."
  • D. "Mong các bạn thông cảm."

Câu 15: Câu nào sau đây không phù hợp với ngôn ngữ trang trọng? 

  • A. Kính thưa quý vị, tôi xin trình bày...
  • B. Mình sẽ làm cái đó nhé!
  • C. Tôi xin cảm ơn sự chú ý của quý vị.
  • D. Xin phép cho tôi hỏi...

Câu 16: Ngôn ngữ và phong cách của Lévi-Strauss trong "Pa-ra-na" có đặc điểm gì nổi bật? 

  • A. Đơn giản và dễ hiểu
  • B. Nhiều hình ảnh và biểu tượng
  • C. Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học
  • D. Thể hiện sự châm biếm sắc sảo

Câu 17: Theo tác giả, giáo dục khai phóng ở Đông Kinh Nghĩa Thục đã góp phần như thế nào vào sự phát triển tư tưởng của xã hội Việt Nam? 

  • A. Tạo ra sự phân hóa xã hội 
  • B. Khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo 
  • C. Tăng cường sự kiểm soát của chính quyền 
  • D. Không có tác động đáng kể 

Câu 18: Tác phẩm "Đời muối" phản ánh điều gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

  • A. Sự tách biệt hoàn toàn
  • B. Sự phụ thuộc lẫn nhau
  • C. Thiên nhiên không ảnh hưởng đến con người
  • D. Con người luôn kiểm soát thiên nhiên

Câu 19: Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ có tác dụng gì đối với xã hội?

  • A. Khuyến khích sáng tạo và đổi mới
  • B. Giảm giá trị của sản phẩm
  • C. Tăng cường sự cạnh tranh không lành mạnh
  • D. Thúc đẩy việc sao chép sản phẩm

Câu 20: Một tác giả phát hiện tác phẩm của mình bị sao chép mà không có sự cho phép. Theo quy định của pháp luật, tác giả nên thực hiện hành động nào đầu tiên? 

  • A. Khởi kiện ngay lập tức 
  • B. Thông báo cho cơ quan chức năng 
  • C. Đàm phán với bên vi phạm 
  • D. Đưa thông tin lên mạng xã hội 

Câu 21: Câu nào dưới đây nói đúng về nghĩa của từ “vội vàng” trong bài thơ? 

  • A. Là lời kêu gọi sống vội vàng để hưởng thụ thời gian được sống 
  • B. Là lời kêu gọi tuổi trẻ sống cho lí tưởng của bản thân mình 
  • C. Là sự hối tiếc những năm tháng sống không có ý nghĩa 
  • D. Là lời giục giã sống mãnh liệt, hết mình, quý từng giây, từng phút của cuộc đời

Câu 22: Trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, "tôi" đã thể hiện ước muốn "tắt nắng, buộc gió", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì?

  • A. Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hóa.
  • B. Muốn vĩnh viễn hóa hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.
  • C. Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.
  • D. Muốn có được quyền uy của thượng đế.

Câu 23: Trong “Trở về”, hình ảnh nào thể hiện rõ nhất sự cô đơn và nỗi đau của nhân vật Santiago? 

  • A. Biển cả mênh mông 
  • B. Con cá kiếm
  • C. Những giấc mơ về những con sư tử 
  • D. Hình ảnh của Manolin 

Câu 24: Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  • A. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  • B. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  • C. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
  • D. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Câu 25: Việc sử dụng từ ngữ nào dưới đây là không phù hợp trong văn viết tiếng Việt?

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Từ ngữ chuyên ngành
  • C. Từ ngữ lóng không chính thức
  • D. Từ ngữ trang trọng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác