Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?

  • A. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
  • B. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
  • C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
  • D. Tinh thần Thơ mới

Câu 2: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và viết em cần lưu ý điều gì?

  • A. Đã sử dụng ngôn ngữ dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó
  • B. Dùng nhiều kính ngữ
  • C. Ngắt nghỉ đúng cách
  • D. Không dùng nhiều tiếng “lóng”

Câu 3: Việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong câu văn “Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng” có vai trò gì?

  • A. Tăng sức truyền cảm cho bài viết
  • B. Tăng tính thuyết phục cho bài viết
  • C. Thể hiện quan điểm của người nói
  • D. Tất cả đều sai

Câu 4: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”.  là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào?

  • A. Lưu Trọng Lư
  • B. Xuân Diệu
  • C. Thế Lữ
  • D. Hàn Mặc Tử

Câu 5: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?

  • A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.
  • B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.
  • C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".
  • D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.

Câu 6: Bài diễn thuyết này được Martin Luther King đọc ở đâu vào thời gian nào?

  • A. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 29/8/1963
  • B. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28/8/1963
  • C. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 29/8/1964
  • D. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28/8/1964

Câu 7: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

“Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ”

  • A. Thay từ "vốn" bằng "quá mức thực tế" thành câu “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến mức vô tội vạ”
  • B. Thay từ "đến mức vô tội vạ" bằng "một cách tùy tiện", “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên một cách tùy tiện”
  • C. Thay từ "đến mức vô tội vạ" bằng từ "quá đà", “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên quá đà”
  • D. Thay "vống lên" bằng "quá mức thực tế", thay đến "mức vô tội vạ" bằng "một cách tuỳ tiện" và bỏ từ như, “Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến một cách tùy tiện”

Câu 8: Câu nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Martin Luther King?

  • A. Sắc sảo và chặt chẽ
  • B. Giản dị và gần gũi
  • C. Sâu lắng và cảm xúc
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 9: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 10: Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

  • A. Xử nhũn với Chí Phèo.
  • B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
  • C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
  • D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

Câu 11: Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?

  • A. Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
  • B. Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
  • C. Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
  • D. Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu

Câu 12: Đoạn trích Lời tiễn dặn có biện pháp điệp cú pháp. Cái chết trong đoạn thơ mang ý nghĩa chủ yếu là?

“Chết ba năm hình treo còn đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

  • A. Dù phải chết, hóa thành gì, anh vẫn quyết tâm ở bên người yêu.
  • B. Cái chết là sự thử thách tột cùng, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả sự thử thách đó.
  • C. Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.
  • D. Dặn dò người yêu không quên mối tình cũ, cùng sống chết bên nhau

Câu 13: Theo tác giả Hoài Thanh, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?

  • A. quan niệm về thẩm mĩ
  • B. quan niệm về cá nhân
  • C. quan niệm về đạo đức
  • D. quan niệm về tình yêu

Câu 14: Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích Lời tiễn dặn chỉ:

  • A. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
  • B. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
  • C. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
  • D. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.

Câu 15: Ba lần chính Nam Cao kể việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống nhau trong việc thể hiện tính cách số phận bi kịch của Chí Phèo?

  • A. Cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ.
  • B. Cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo.
  • C. Đều căng thẳng, có kịch tính.
  • D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến.

Câu 16: Hăm-lét đã thể hiện mối quan hệ giữa đức hạnh và nhan sắc ra sao?

  • A. Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể khép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.
  • B. Không có mối quan hệ gì với nhau
  • C. Là hai thứ đối nghịch nhau
  • D. Là hai thứ có quan hệ mật thiết với nhau

Câu 17: Hăm-lét đã ngỏ ý mời Vua và Hoàng hậu đến ngự lãm điều gì?

  • A. Một buổi đấu võ
  • B. Một buổi trình diễn kịch
  • C. Một buổi diễn xướng âm nhạc
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 18: Khi Ô-lê-phi-a và Hăm-lét đang nói chuyện thì nhà vua làm gì?

  • A. Nấp đằng sau để nghe lén
  • B. Đang ngự triều
  • C. Đang đi về cùng Hoàng Hậu
  • D. Nói xen ngang

Câu 19: Theo Hoài Thanh, người đại diện đầy đủ nhất cho thời đại của chữ “tôi” là ai?

  • A. Vũ Hoàng Chương.
  • B. Xuân Diệu
  • C. Hàn Mặc Tử
  • D. Chế Lan Viên

Câu 20: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  • A. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
  • B. Bước đi do dự, ngập ngừng.
  • C. Lời nói đầy cảm động
  • D. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác