Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tiễn dặn người yêu là:

  • A. Truyện thơ của dân tộc Thái.
  • B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
  • C. Sử thi của dân tộc Mường.
  • D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng

Câu 2: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”.  là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào?

  • A. Thế Lữ
  • B. Xuân Diệu
  • C. Lưu Trọng Lư
  • D. Hàn Mặc Tử

Câu 3: Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới rốt cuộc là gì?

  • A. Sự mất dần cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam.
  • B. Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca.
  • C. Cốt cách hiên ngang của người thi sĩ dần biến mất.
  • D. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca

Câu 4: Tác giả đã nêu ra cách nhận diện tinh thần Thơ mới như thế nào?

  • A. So sánh bài hay với bài hay.
  • B. So sánh bài hiện đại với bài cổ điển.
  • C. So sánh bài hay với bài tầm thường.
  • D. So sánh bài tầm thường với bài tầm thường.

Câu 5: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?

  • A. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
  • B. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
  • C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
  • D. Tinh thần Thơ mới

Câu 6: Đoạn trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?

  • A. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
  • B. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
  • C. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
  • D. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.

Câu 7: Khi Ô-lê-phi-a và Hăm-lét đang nói chuyện thì nhà vua làm gì?

  • A. Nấp đằng sau để nghe lén
  • B. Nói xen ngang
  • C. Đang đi về cùng Hoàng Hậu
  • D. Đang ngự triều

Câu 8: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  • A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  • B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  • C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  • D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.

Câu 9: Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

  • A. Xử nhũn với Chí Phèo.
  • B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
  • C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
  • D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

Câu 10: Câu nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Martin Luther King?

  • A. Sâu lắng và cảm xúc
  • B. Giản dị và gần gũi
  • C. Sắc sảo và chặt chẽ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 11: Việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong câu văn “Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng” có vai trò gì?

  • A. Tăng sức truyền cảm cho bài viết
  • B. Tăng tính thuyết phục cho bài viết
  • C. Thể hiện quan điểm của người nói
  • D. Tất cả đều sai

Câu 12: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

“Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ”

  • A. Thay từ "vốn" bằng "quá mức thực tế" thành câu “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến mức vô tội vạ”
  • B. Thay từ "đến mức vô tội vạ" bằng "một cách tùy tiện", “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên một cách tùy tiện”
  • C. Thay từ "đến mức vô tội vạ" bằng từ "quá đà", “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên quá đà”
  • D. Thay "vống lên" bằng "quá mức thực tế", thay đến "mức vô tội vạ" bằng "một cách tuỳ tiện" và bỏ từ như, “Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến một cách tùy tiện”

Câu 13: Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là gì?

  • A. Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.
  • B. Chế độ hôn nhân gả bán.
  • C. Số phận đáng thương của người phụ nữ.
  • D. Khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

Câu 14: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?

  • A. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
  • B. Mùa đông, nước có màu đỏ.
  • C. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
  • D. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.

Câu 15: Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu tác phẩm có ý nghĩa gì?

  • A. Đó là tiếng chửi trong vô thức của người say rượu
  • B. Chí muốn thỏa cơn bực tức của mình
  • C. Tác giả muốn tạo ra tiếng cười cho người đọc
  • D. Tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn

Câu 16: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 17: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cần tránh điều gì?

  • A. Tình trạng lạm dụng tiếng lóng
  • B. Tình trạng lạc phong cách
  • C. Tình trạng lạm dụng biện pháp tu từ
  • D. Tình trạng ngắt nghỉ lộn xộn

Câu 18: Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai cô gái trong truyện là do đâu?

  • A. Vấn đề phân chia giai cấp.
  • B. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo.
  • C. Tập tục hôn nhân gả bán.
  • D. Chàng trai nghèo không có lễ vật cầu hôn.

Câu 19: Tính cách của nhân vật bá Kiến nói một cách khái quát nhất là:

  • A. Con người xảo quyệt, độc ác, háo sắc.
  • B. Lọc lõi, háo lợi, háo danh.
  • C. Con người lọc lõi, hiểm ác, gian hùng
  • D. Thâm độc, tham tàn, gian xảo.

Câu 20: Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong Lời tiễn dặn ?

  • A. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.
  • B. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.
  • C. Thiên nhiên thử thách con người, vừa như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
  • D. Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác