Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong câu văn “Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng” có vai trò gì?
A. Tăng sức truyền cảm cho bài viết
- B. Tăng tính thuyết phục cho bài viết
- C. Thể hiện quan điểm của người nói
- D. Thể hiện cái nhìn chủ quan của người nói
Câu 2: Câu nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Martin Luther King?
A. Sắc sảo và chặt chẽ
- B. Giản dị và gần gũi
- C. Sâu lắng và cảm xúc
- D. Không đáp án nào đúng
Câu 3: Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?
- A. Quyết định yêu thị Nở.
B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ.
- C. Quyết định đi đòi lương thiện.
- D. Quyết định xin đi ở tù: “Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”.
Câu 4: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?
- A. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
- B. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
- C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
D. Tinh thần Thơ mới
Câu 5: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào?
- A. Xuân Diệu
B. Thế Lữ
- C. Lưu Trọng Lư
- D. Hàn Mặc Tử
Câu 6: Theo tác giả Hoài Thanh, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?
- A. quan niệm về thẩm mĩ
B. quan niệm về cá nhân
- C. quan niệm về đạo đức
- D. quan niệm về tình yêu
Câu 7: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?
- A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.
- B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.
- C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".
D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.
Câu 8: Tác giả đã nêu ra cách nhận diện tinh thần Thơ mới như thế nào?
A. So sánh bài hiện đại với bài cổ điển.
- B. So sánh bài hay với bài hay.
- C. So sánh bài hay với bài tầm thường.
- D. So sánh bài tầm thường với bài tầm thường.
Câu 9: Theo Hoài Thanh, người đại diện đầy đủ nhất cho thời đại của chữ “tôi” là ai?
- A. Vũ Hoàng Chương.
B. Xuân Diệu
- C. Hàn Mặc Tử
- D. Chế Lan Viên
Câu 10: Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới rốt cuộc là gì?
- A. Sự mất dần cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam.
- B. Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca.
C. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca
- D. Cốt cách hiên ngang của người thi sĩ dần biến mất.
Câu 11: Ba lần chính Nam Cao kể việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống nhau trong việc thể hiện tính cách số phận bi kịch của Chí Phèo?
- A. Cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ.
B. Cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo.
- C. Đều căng thẳng, có kịch tính.
- D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến.
Câu 12: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cần tránh điều gì?
- A. Tình trạng lạm dụng biện pháp tu từ
- B. Tình trạng lạm dụng tiếng lóng
C. Tình trạng lạc phong cách
- D. Tình trạng ngắt nghỉ lộn xộn
Câu 13: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sất
- A. Câu văn không có lỗi gì sai
- B. Đổi lại trật tự câu “Chúng chẳng chừa cái gì sất từ cá rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần thì như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả ốc, tôm, cua
- C. Câu văn tối nghĩa sửa lại “ Cá, rùa, ba ba, ếch nhái gần nước hơn thì cò, vạc, vịt, ngỗng… hay ốc, cua.. chúng chả chừa cái gì sất”
D. ”Câu văn lạm dụng ngôn ngữ nói bỏ từ “sất” và viết lại “Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa cái gì hết”
Câu 14: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?
A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
- B. Vì hận đời, hận mình.
- C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
- D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.
Câu 15: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.
“Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý”.
- A. Bỏ từ “thì” sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý”.
- B. Thay từ hết ý bằng từ khác chỉ mức độ “Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu tuyệt đẹp”.
C. Bỏ các từ thì, đã, hết ý bằng các từ chỉ mức độ, sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu đẹp”
- D. Bỏ từ thì và và hết ý sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp”.
Câu 16: Tiễn dặn người yêu là:
A. Truyện thơ của dân tộc Thái.
- B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
- C. Sử thi của dân tộc Mường.
- D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng
Câu 17: Đoạn trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?
- A. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
- B. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
C. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
- D. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.
Câu 18: Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đó là nhân định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “say đắm vẫn bơ vơ ”, ông chỉ nhà thơ nào?
- A. Hàn Mặc Tử
- B. Huy Cận
- C. Lưu Trọng Lư
D. Xuân Diệu
Câu 19: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và viết em cần lưu ý điều gì?
- A. Ngắt nghỉ đúng cách
- B. Dùng nhiều kính ngữ
C. Đã sử dụng ngôn ngữ dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó
- D. Không dùng nhiều tiếng “lóng”
Câu 20: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?
- A. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.
- B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
- C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
D. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận