Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguồn gốc của Truyện Kiều là:

  • A. Từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
  • B. Sở kính tân trang
  • C. Truyện Lục Vân Tiên
  • D. Truyện Tống Trân – Cúc Hoa

Câu 2: Có bao nhiêu phép điệp ngữ?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 8
  • D. 6

Câu 3: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:

1. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.

2. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

3. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

(Nhị Hồ - Xuân Diệu)

  • A. 1 và 2 đều đúng
  • B. 1 và 3 đều đúng
  • C. 2 và 3 đều đúng

Câu 4: Của chung ’ trong câu “ Duyên này thì giữ vật này của chung ” chỉ những ai ?

  • A. Thúy Kiều – Kim Trọng
  • B. Thúy Vân – Kim Trọng
  • C. Thúy Kiều – Thúy Vân
  • D. Vân – Trọng – Kiều

Câu 5: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm
  • B. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài
  • C. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh
  • D. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

Câu 6: Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  • A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  • B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  • C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  • D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Câu 7: Câu nào sau đây là câu theo phép tiểu đối?

  • A. Đói cho sạch, rách cho thơm
  • B. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
  • C. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
  • D. Tất cả các câu trên

Câu 8: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  • A. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  • D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 9: Hành động "trao duyên" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo.
  • B. Sự sâu sắc.
  • C. Lòng vị tha.
  • D. Sự bao dung.

Câu 10: Nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân về Truyện Kiều là:

  • A. Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột
  • B.“Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hóa trắng và người đàn bà góa phụ trở thành cô dâu mới”.
  • C. “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy”
  • D. “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”

Câu 11: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề   
  • B. Hai câu thực   
  • C. Hai câu luận    
  • D. Hai câu kết.

Câu 12: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu luận
  • C. Hai câu thực
  • D. Hai câu kết

Câu 13: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:

  • A. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
  • B. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
  • C. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
  • D. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước

Câu 14: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa :

  • A. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • B. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • C. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • D. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Câu 15: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

  • A. Gắn chặt tình đời và tình người
  • B. Tình yêu cuộc sống
  • C. Tình yêu con người
  • D. Đề cao cảm xúc

Câu 16: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  • A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  • B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  • C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  • D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của Truyện Kiều?

  • A. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
  • B. Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
  • C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
  • D. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.

Câu 18: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  • A. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  • D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 19: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của sách giáo khoa là gì ?

  • A. Thân phận người phụ nữ
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 20: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?

  • A. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
  • B. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
  • C. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm
  • D. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác