Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử và Địa lý 4 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử và địa lý 4 giữa học kì 2 đề số 3 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc

  • Vùng Duyên hải miền Trung
  • Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
  • Vùng đồng bằng Nam bộ
  • Vùng đồng bằng Bắc bộ

Câu 2: Sông nào là một trong các sông quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung?

  • Sông Mã
  • Sông Hồng
  • Sông Sài Gòn
  • Sông Mê Công

Câu 3: Hoạt động nào được thuận lợi phát triển do vùng Duyên hải miền Trung có địa thế ven biển?

  • Công nghiệp và du lịch
  • Trồng trọt và chăn nuôi
  • Lâm nghiệp và thủy sản
  • Giao thông vận tải và xây dựng đường sắt

Câu 4: Thiên tai nào thường xảy ra ở vùng Duyên hải miền Trung?

  • Đạn và bom mìn
  • Trận động đất và núi lửa
  • Bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt
  • Hạn hán và gió phơn

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên
  • Giáp Biển Đông rộng lớn
  • Tiếp giáp với vùng trọng điểm sản xuất lương thực
  • Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

Câu 6: : Phần lớn dân cư vùng Duyên hải miền Trung phân bố ở đâu?

  • Cả đồng bằng và miền núi
  • Miền núi
  • Trung tâm thành phố
  • Đồng bằng và ven biển

Câu 7: Điều kiện thuận lợi nào để phát triển nghề làm muối?

  • Nước biển mặn, mưa phùn
  • Nước biển mặn, nhiều nắng
  • Nhiều mưa
  • Nước biển nhạt

Câu 8: Bãi biển nào không nằm trong vùng Duyên hải miền Trung?

  • Cô Tô
  • Mỹ Khê
  • Nha Trang
  • Cảnh Dương

Câu 9: Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức vào tháng nào?

  • Tháng 10
  • Tháng 7
  • Tháng 4
  • Tháng 1

Câu 10: Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội Cầu Ngư là gì?

  • Cúng Cá Lớn
  • Cúng Cá Nhỏ
  • Cúng Cá Vàng
  • Cúng Cá Ông

Câu 11: Cố đô Huế là kinh đô của nhà Nguyễn được xây dựng từ thế kỉ nào đến thế kỉ nào

  • Thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII
  • Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
  • Thế kỉ XIX đến thế kỉ XX
  • Thế kỉ XX đến thế kỉ XXI

Câu 12: Vị trí nào trong kinh thành Huế là nơi vua và các triều thần điều hành việc nước?

  • Hoàng thành
  • Thiên Mụ
  • Kinh thành
  • Tử Cấm Thành

Câu 13: Ba vòng thành của Kinh thành Huế gồm những gì?

  • Kinh thành, Lăng mộ, Hậu cung
  • Kinh Thành, Lăng mộ, Tẩm cung
  • Kinh thành, Hiến thành, Hậu viện
  • Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành

Câu 14: Vì sao Cố đô Huế là nơi thu hút khách du lịch?

  • Vì Cố đô Huế chứa đựng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa
  • Vì Cố đô Huế là nơi ở của vua chúa
  • Vì Cố đô Huế có sông ở bên cạnh
  • Vì Cố đô Huế đẹp

Câu 15: Trùng tu các di tích đã xuống cấp là biện pháp nào để bảo tồn Cố đô Huế?

  • Di dời các di tích đến vị trí mới
  • Xây dựng thêm công trình mới
  • Phá hủy các di tích cũ
  • Sửa chữa các di tích bị hư hỏng

Câu 16: Con sông nào chảy qua Phố cổ Hội An?

  • Sông Tiền Giang
  • Sông Thu Bồn
  • Sông Gianh
  • Sông Mê Công

Câu 17: Hội quán Phúc Kiến được xây dựng theo kiểu đến miếu cổ của quốc gia nào?

  • Trung Quốc
  • Hàn Quốc
  • Nhật Bản
  • Việt Nam

Câu 18: Hội An được UNESCO công nhận là

  • Di sản lịch sử
  • Di sản phi vật thể
  • Di sản văn hóa thế giới
  • Di sản kiến trúc thế giới

Câu 19: Chùa Cầu gắn liền với con thủy quái trong truyền thuyết của?

  • Việt Nam
  • Hàn Quốc
  • Thái Lan
  • Nhật Bản

Câu 20: Loại mái lợp nào được sử dụng cho Nhà cổ Phùng Hưng

 

  • Mái ngói âm dương
  • Mái lợp tôn nghiêng
  • Mái ngói
  • Mái tôn
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác