Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 9 cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là 

  • A. bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ. 
  • B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ. 
  • C. quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
  • D. làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam? 

  • A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp. 
  • B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. 
  • C. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. 
  • D. Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Câu 3: Từ cuối năm 1953 đến năm 1957, miền Bắc đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nào sau đây? 

  • A. Cải cách giáo dục. 
  • B. Tổng tuyển cử tự do. 
  • C. Chống bình định của Mỹ. 
  • D. Cải cách ruộng đất.

Câu 4: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là:

  • A. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
  • B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
  • C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
  • D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

Câu 5: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

  • A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
  • C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
  • D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 6: Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước (25 - 4 - 1976) có ý nghĩa gì?

  • A. Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước.
  • B. Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945 - 1975).
  • C. Đánh dấu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  • D. Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 7: Nguyên nhân nào khiến tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ tan vỡ?

  • A. Các nước thuộc địa đứng lên giải phóng.
  • B. Nền kinh tế của Mĩ đang có dấu hiệu suy giảm. 
  • C. Chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mới trên thế giới.
  • D. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Nga.

Câu 8: Kinh tế Liên bang Nga phát triển qua mấy giai đoạn?

  • A. Hai giai đoạn.
  • B. Ba giai đoạn.
  • C. Bốn giai đoạn.
  • D. Năm giai đoạn.

Câu 9: “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày nào?

  • A. Ngày 9 – 5 hàng năm.
  • B. Ngày 15 – 8 hàng năm.
  • C. Ngày 5 – 9 hàng năm.
  • D. Ngày 25 – 6 hàng năm.

Câu 10: Từ năm 1991 đến năm 2000, kinh tế Mỹ

  • A. có sự khủng hoảng.
  • B. trì trệ.
  • C. tăng trưởng cao.
  • D. không có sự thay đổi.

Câu 11: Quốc gia nào đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Liên Xô.
  • C. Pháp.
  • D. Triều Tiên.

Câu 12: Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

  • A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển.
  • B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây.
  • C. Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga.
  • D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.

Câu 13: Năm 2020, Việt Nam đạt được thành tựu nào quan trọng trong lĩnh vực kinh tế?

  • A. Tăng trưởng GDP cao nhất khu vực.
  • B. Tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
  • C. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • D. Tăng cường đầu tư hạ tầng.

Câu 14: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

  • A. Đây là kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.
  • B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.
  • C. Đây là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
  • D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Câu 15: Việc kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 chứng tỏ điều gì? 

  • A. Sự mềm dẻo của Việt Nam trong việc phân hóa kẻ thù.
  • B. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • C. Việt Nam không có khả năng đánh bại quân Pháp.
  • D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 16: Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

  • A. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.
  • B. Tiến hành bằng quân đội đồng minh của Mĩ.
  • C. Tiến hành bằng quân đội Mỹ.
  • D. Mĩ đưa quân đội đến tham chiến trực tiếp.

Câu 17: Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay là

  • A. xã hội ổn định, kinh tế khu vực phát triển ở trình độ cao.
  • B. xã hội bất ổn, kinh tế phát triển xen lẫn khủng hoảng kéo dài.
  • C. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục, xã hội ổn định.
  • D. khu vực hòa bình, đông dân, ổn định bậc nhất thế giới.

Câu 18: Năm 2005, Việt Nam đứng thứ mấy thế giới về xuất khẩu cao su?

  • A. Thứ hai.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ tư.
  • D. Thứ năm.

Câu 19: Ý nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của kinh tế Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay?

  • A. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nặng.
  • B. Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • C. Quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới, thứ 4 châu Á (2020).
  • D. Là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất ô tô, công nghệ nano.

Câu 20: Trong những năm 90 của thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật Mĩ

  • A. nắm độc quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
  • B. chiếm 1/2 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.
  • C. chiếm toàn bộ phát minh sáng chế trên thế giới.
  • D. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế trên thế giới.

Câu 21: Với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

  • A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
  • B. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
  • C. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
  • D. Ngả về phương Tây.

Câu 22: Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?

  • A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố.
  • B. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị sụp đổ.
  • C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.
  • D. Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính.

Câu 23: Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) có điểm nào chung?

  • A. Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến.
  • B. Bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
  • C. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 24: Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc ngoại giao của nhân dân Việt Nam?

  • A. Vì buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
  • B. Vì buộc Mĩ ngồi vào bàn đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
  • C. Vì buộc Mỹ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
  • D. Vì làm lung lay ý chí và buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh.

Câu 25: Bài học rút ra từ thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 và Biên giới năm 1950 là gì?

  • A. Đánh địch khi chúng còn mạnh.
  • B. Tiêu hao sinh lực địch.
  • C. Mở chiến dịch đánh ở các mặt trận.
  • D. Chủ động mở chiến dịch khi có thời cơ thuận lợi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác