Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu không đúng là

  • A. Môi trường acid có pH < 7.
  • B. Môi trường kiềm có pH > 7.
  • C. Môi trường trung tính có pH = 7. 
  • D. Môi trường kiềm có pH < 7.

Câu 2: Chất nào sau đây là base?

  • A. KOH. 
  • B. HCl. 
  • C. NaCl. 
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 3: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A. Tốc độ phản ứng.
  • B. Độ tan.
  • C. Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch.
  • D. Tỉ khối của chất khí.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có pH < 7

  • A. NaOH. 
  • B. Ba(OH)$_{2}$ 
  • C. NaCl. 
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 5: Điền vào chỗ trống: “Acid là những … trong phân tử có nguyên tử … liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion …”

  • A. Đơn chất, hydrogen, OH$^{-}$.
  • B. Đơn chất, hydroxide, OH$^{-}$.
  • C. Hợp chất, hydroxide, H$^{+}$.
  • D. Hợp chất, hydrogen, H$^{+}$.

Câu 6: Khi cho mẩu quỳ tím vào dung dịch carbonic acid thì quỳ tím

  • A. không đổi màu. 
  • B. chuyển vàng. 
  • C. chuyển xanh. 
  • D. chuyển đỏ.

Câu 7: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  • A. Dạng viên nhỏ. 
  • B. Dạng bột mịn.
  • C. Dạng tấm mỏng. 
  • D. Dạng nhôm dây.

Câu 8: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là

  • A. Cu, Fe, Al. 
  • B. Fe, Mg, Al. 
  • C. Cu, Pb, Ag. 
  • D. Fe, Au, Cr.

Câu 9: Các chất bảo quản là loại _______ được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa sự thối rữa hay hư hỏng. Đáp án phù hợp nhất điền vào chỗ trống là

  • A. chất ức chế. 
  • B. chất xúc tác.
  • C. chất tan trong dung dịch. 
  • D. chất không tan trong dung dịch.

Câu 10: Dãy các base làm phenolphtalein hoá xanh là?

  • A. NaOH; Ca(OH)$_{2}$; Zn(OH)$_{2}$; Mg(OH)$_{2}$
  • B. NaOH; Ca(OH)$_{2}$; KOH; LiOH.
  • C. LiOH; Ba(OH)$_{2}$; KOH; Al(OH)$_{3}$. 
  • D. LiOH; Ba(OH)$_{2}$; Ca(OH)$_{2}$; Fe(OH)$_{3}$.

Câu 11: Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là

  • A. CH$_{3}$COOH.                   
  • B. H$_{2}$SO$_{4}$.                   
  • C. HNO$_{3}$.                   
  • D. HCl.

Câu 12: Do tính chất cơ bản nhẹ và không độc, base này được sử dụng rộng rãi như một chất kháng acid để trung hòa acid trong dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ chua. Nó cũng được sử dụng như một chất nhuận tràng, chất chống mồ hôi, chất khử mùi dưới cánh tay, để điều trị vết loét, trong xử lý nước thải và như một chất chống cháy. Base trong phân tử được tạo bởi magnesium liên kết với nhóm hydroxide. Công thức base là

  • A. MgO 
  • B. MgOH 
  • C. Mg(OH)$_{2}$ 
  • D. MnOH$_{2}$

Câu 13: Nhỏ dung dịch phenolphthalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A. Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • B. X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base
  • C. Cả X và Y đều không phải là dung dịch base.
  • D. X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.

Câu 14: Cho 5,6g sắt tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thể tích khí H$_{2}$ thu được (ở đkc):

  • A.1,24 lít. 
  • B. 2,479 lít. 
  • C. 12,4 lít. 
  • D. 24,79 lít.

Câu 15: Đổ dung dịch chứa 1 gam NaOH vào dung dịch chứa 1 gam HCl. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào?

  • A. Màu đỏ.         
  • B. Màu xanh. 
  • C. Không đổi màu.        
  • D. Không xác định được.

Câu 16: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)$_{2}$, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là

  • A. quỳ tím và dung dịch HCl   
  • B. phenolphtalein và dung dịch BaCl$_{2}$
  • C. quỳ tím và dung dịch K$_{2}$CO$_{3}$ 
  • D. quỳ tím và dung dịch NaCl

Câu 17: Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm (1) và (2) một lượng đá vôi (thành phần chính là CaCO$_{3}$) có khối lượng xấp xỉ nhau, trong đó lượng đá vôi ở ống nghiệm (2) đã được tán nhỏ thành bột. Sau đó, cho cùng một thể tích (khoảng 5 ml) dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 1 M vào hai ống nghiệm trên.

Hãy cho biết ở ống nghiệm nào đá vôi tan nhanh hơn và yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng.

  • A. Ở ống nghiệm (1) đá vôi tan nhanh hơn, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • B. Ở ống nghiệm (2) đá vôi tan nhanh hơn, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • C. Ở ống nghiệm (1) đá vôi tan nhanh hơn, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là nhiệt độ.
  • D. Ở ống nghiệm (2) đá vôi tan nhanh hơn, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là nhiệt độ.

Câu 18: Dung dịch X có pH = 3,0; dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X, Y là đúng?

  • A. Cả X và Y đều là dung dịch acid
  • B. Cả X và Y đều là dung dịch base.
  • C. X là dung dịch acid, Y là dung dịch base.
  • D. X là dung dịch base, Y là dung dịch acid.

Câu 19: Để phản ứng hết với a gam Zn cần dùng 50 ml dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ có nồng độ b M. Hỏi để phản ứng hết với a gam Zn cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HCl nồng độ b M.

  • A. 50 ml
  • B. 100 ml
  • C. 200 ml
  • D. 250 ml

Câu 20: Để điều chế dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide), người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau:

CaO + H$_{2}$O → Ca(OH)$_{2}$

Cho 0,28 g CaO tác dụng hoàn toàn với 100g nước. Tính nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)$_{2}$ thu được.

  • A. 0,356%
  • B. 0,369%
  • C. 0,370%
  • D. 0,371%

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác