Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điền vào chỗ trống: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm … tổng khối lượng của các chất phản ứng.”
- A. lớn hơn
- B. nhỏ hơn
C. bằng
- D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 2: Khi đun nóng hoá chất lỏng trong cốc thuỷ tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để
- A. cốc không bị đổ.
B. tránh nứt vỡ cốc.
- C. hoá chất không sôi mạnh.
- D. dẫn nhiệt tốt.
Câu 3: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lường thể tích của dung dịch?
A. Ống đong.
- B. Ống nghiệm.
- C. Lọ đựng hóa chất .
- D. Chén nung.
Câu 4: Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các phân tử
A. thay đổi.
- B. không thay đổi.
- C. có thể thay đổi hoặc không.
- D. phụ thuộc vào điều kiện phản ứng.
Câu 5: Một vôn kế ở phòng thí nghiệm có hai thang đo là 12 V và 6 V. Giới hạn đo của vôn kế này là
- A. 18 V.
B. 12 V.
- C. 9 V.
- D. 6 V.
Câu 6: Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas tỏa nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?
- A. Tiếp xúc với oxygen.
B. Có chất xúc tác.
- C. Có tia lửa khơi mào.
- D. Tiếp xúc với không khí.
Câu 7: Cầu chì (fuse) được sử dụng để
- A. đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.
B. nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ.
- C. chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.
- D. đo cường độ dòng điện trong mạch điện.
Câu 8: Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây thay đổi?
- A. khối lượng các nguyên tử.
- B. số lượng các nguyên tử.
C. liên kết giữa các nguyên tử.
- D. thành phần các nguyên tố.
Câu 9: Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1982 gam nước, dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết.
Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là?
- A. 1,8%.
- B. 3,6%.
C. 0,9%.
- D. 2,7%.
Câu 10: Cho các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 11: Thể tích của chất lỏng có trong ống đong sau đây là bao nhiêu mL?
- A. 25
B. 24
- C. 26
- D. 23
Câu 12: Hiện tượng thiên nhiên sau đây xảy ra phản ứng hóa học?
- A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
- B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc, gây ô nhiễm môi trường.
- D. Khi mưa giông thường có sấm sét.
Câu 13: Để pha 80 mL dung dịch copper(II) sulfate thì sử dụng bình tam giác (erlenmeyer flask) có thể tích nào là hợp lí?
- A. 1000 mL.
- B. 50 mL.
- C. 250 mL.
D. 100 mL.
Câu 14: Số nguyên tử hydrogen trong 0,05 mol khí hydrogen là
A. 3,01 × 10$^{22}$.
- B. 3,01 × 10$^{23}$.
- C. 6,02 × 10$^{22}$.
- D. 6,02 × 10$^{24}$.
Câu 15: Khi tiến hành đo cường độ dòng điện một thiết bị điện thì mặt ammeter hiển thị kết quả sau đây.
Như vậy, cường độ dòng điện đo được có giá trị là
- A. 1,8 mA
- B. 0,8 mA
C. 1,6 mA
- D. 0,6 mA
Câu 16: Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate, cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam. Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate.
Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là
A. 240 gam.
- B. 180 gam.
- C. 160 gam.
- D. 120 gam.
Câu 17: 64g khí oxigen ở điều kiện chuẩn có thể tích là:
- A. 24,79 lít
B. 49,58 lít
- C. 74,37 lít
- D. 99,16 lít
Câu 18: Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước tạo thành nước vôi trong (Ca(OH)$_{2}$) là sự biến đổi vật lí.
(2) Khi đốt, nến (paraffin) nóng chảy thành paraffin lỏng, rồi chuyển thành hơi. Hơi paraffin cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Các quá trình diễn ra ở trên đều có sự biến đổi hoá học.
(3) Giũa thanh sắt thu được mạt sắt là sự biến đổi vật lí.
(4) Trứng gà (vịt) để lâu ngày bị ung là sự biến đổi hoá học.
(5) Quá trình chuyển hoá lipid (chất béo) trong cơ thể người thành glycerol và acid béo là sự biến đổi vật lí.
Các phát biểu đúng là:
A. (3) và (4).
- B. (4) và (5).
- C. (2) và (4).
- D. (1), (2) và (3).
Câu 19: Đá vôi chứa thành phần chính là calcium carbonate. Trong lò nung với xảy ra phản ứng hóa học: Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide.
Một ca sản xuất ở lò nung vôi công nghiệp tiến hành nung 80 000 kg đá vôi, thu được 43 008 kg calcium oxide và 33 792 kg carbon dioxide.
Giả thiết toàn bộ calcium carbonate trong đá vôi đều phản ứng thì phần trăm khối lượng của calcium carbonate trong đá vôi là bao nhiêu?
- A. 88%.
- B. 90%.
C. 96%.
- D. 100%.
Câu 20: Mưa acid được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mưa acid bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ… cho quá trình sống, phát triển sản xuất. Một trong những tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit kể trên là chất khí A có công thức phân tử dạng RO$_{2}$. Biết tỉ khối khí A so với H$_{2}$ là 32. Công thức phân tử của khí A là?
A. SO$_{2}$
- B. CO$_{2}$
- C. NO$_{2}$
- D. H$_{2}$S
Bình luận