Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

  • A. Từ màu này chuyển sang màu khác.
  • B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng.
  • C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi.
  • D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi.

Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ có sự rò rỉ gas?

  • A. Phát sáng.                    
  • B. Toả nhiệt.                   
  • C. Mùi.                  
  • D. Ngọn lửa.

Câu 3: Phản ứng tỏa nhiệt là:

  • A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
  • B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
  • C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
  • D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 4: Hòa tan đường vào nước là:

  • A. Phản ứng hóa học.
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt. 
  • C. Phản ứng thu nhiệt.
  • D. Sự biến đổi vật lí.

Câu 5: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một thiết bị sử dụng điện thì cần sử dụng thiết bị nào sau đây?

  • A. Huyết áp kế. 
  • B. Ammeter. 
  • C. Voltmeter. 
  • D. Watt meter.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Hydrogen + Oxygen  → Nước

Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

  • A. Thay đổi theo chiều tăng dần.
  • B. Thay đổi theo chiều giảm dần.
  • C. Không thay đổi.
  • D. H tăng còn O giảm.

Câu 7: Một đầu bếp thắng đường (đun đường) để làm nước màu trong chế biến các món ăn như cá kho, thịt kho tàu,... Quá trình đó được chia thành các giai đoạn sau: 

(1) Cho đường vào chảo, đường từ từ nóng chảy.

(2) Đường chuyển màu từ trắng thành vàng nâu, sang đỏ rồi tới đen.

(3) Cho nước vào chảo để hoà tan các chất.

Hãy cho biết ở giai đoạn nào xảy ra sự biến đổi hoá học?

  • A. (1)
  • B. (2)
  • C. (3)
  • D. (1) và (3)

Câu 8: Một ampe kế ở phòng thí nghiệm có hai thang đo là 0,6 A và 3 A. Giới hạn đo của ampe kế này là

  • A. 3 A.
  • B. 0,6 A.
  • C. 1,8 A.
  • D. 3.6 A.

Câu 9: Hiện nay, than tổ ong vẫn đang được sử dụng khá phổ biến ở một số địa phương ở nước ta. Quá trình đốt cháy than tổ ong cung cấp nhiệt năng để đun nấu. Để đốt than tổ ong cần mồi bằng lửa và quạt đến khi than bén cháy.

Cho các biện pháp: quạt, tạo lỗ tổ ong, tạo các thanh ngăn ở bếp để đặt viên than, mồi bằng lửa.

Số biện pháp ở trên có thể tiến hành với mục đích để than tiếp xúc với không khí là

  • A. 4.                               
  • B. 1.                               
  • C. 2.                               
  • D. 3.

Câu 10: Thao tác lấy hóa chất nào sau đây chưa chính xác?

  • A. Dùng thìa thủy tinh để lấy hóa chất dạng lỏng.
  • B. Dùng thìa xúc hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng bột.
  • C. Dùng kẹp gắp hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng miếng.
  • D. Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất dạng lỏng.

Câu 11: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây dùng để chỉ các chất ăn mòn?

c

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4

Câu 12: Điều kiện chuẩn có giá trị nhiệt độ và áp suất như thế nào?

  • A. Nhiệt độ 0 °C, áp suất 1 bar.
  • B. Nhiệt độ 25 °C, áp suất 1 bar.
  • C. Nhiệt độ 0 °C, áp suất 1 atm.
  • D. Nhiệt độ 25 °C, áp suất 1 atm. 

Câu 13: Một hợp chất có công thức hoá học XO$_{2}$ có khối lượng mol phân tử là 44 gam/mol. Nguyên tố X là?

  • A. H
  • B. C
  • C. Mg
  • D. N

Câu 14: Quá trình nào sau đây xảy ra sự biến đổi hoá học?

  • A. Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên.
  • B. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.
  • C. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.
  • D. Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

Câu 15: Bạn Hạnh mua một cốc chứa 200 gam nước mía với thành phần đường mía chiếm 12% khối lượng, còn lại là nước.

Có bao nhiêu gam nước trong cốc nước mía trên?

  • A. 200 gam.                    
  • B. 164 gam.                      
  • C. 176 gam.                     
  • D. 188 gam.

Câu 16: 0,35 mol khí SO$_{2}$ ở điều kiện chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu ?

  • A. 0,868 lít 
  • B. 8,68 lít 
  • C. 86,8 lít 
  • D. 868 lít

Câu 17: Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng, cốc (2) chứa một viên zinc (kẽm).

Cân cả hai cốc trên thu được khối lượng là a gam.

Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfate và khí hydrogen.

Đổ hết dung dịch trong cốc (1) vào cốc (2), sau một thời gian đem cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là b gam. So sánh nào sau đây là đúng?

  • A. a > b.                    
  • B. a = b.                    
  • C. a < b.                    
  • D. 2a = b.

Câu 18: Khí NO$_{2}$ nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

  • A. Nặng hơn không khí 1,6 lần. 
  • B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần.
  • C. Nặng hơn không khí 3 lần. 
  • D. Nhẹ hơn không khí 4,20 lần.

Câu 19: Hiện nay, khí gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu. Các quá trình sử dụng bình khí gas diễn ra như sau:

(1) Các khí gas (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.

(2) Khi mở khoá, gas lỏng trong bình chuyển hoá lại thành hơi và bay ra.

(3) Hơi gas bắt lửa và cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và nước.

(4) Nhiệt lượng toả ra làm nước trong xoong/ nồi nóng dần.

Ở giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi hoá học?

  • A. (1).
  • B. (4).
  • C. (2).
  • D. (3).

Câu 20: Khi cho 200 gam dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

  • A. 8 gam.
  • B. 10,2 gam.
  • C. 12 gam.
  • D. 8,8 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác