Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong phản ứng hoá học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?

  • A. Số phân tử trước và sau phản ứng.
  • B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.
  • C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.
  • D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.

Câu 2: Số Avogadro và kí hiệu là

  • A. 6,022.10$^{23}$, A$_{N}$ 
  • B. 6,022.10$^{23}$, N$_{A}$
  • C. 6,022.10$^{-23}$, A$_{N}$
  • D. 6,022.10$^{24}$, N$_{A}$

Câu 3: Để lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất, người ta thường:

  • A. Dùng panh, kẹp.
  • B. Dùng tay
  • C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh.
  • D. Đổ trực tiếp

Câu 4: Thiết bị điện có thể được nối đồng thời với ba dây dẫn điện là

  • A. điôt.
  • B. điện trở.
  • C. ampe kế.
  • D. biến trở.

Câu 5: Đâu không phải dụng cụ dễ vỡ trong phòng thí nghiệm?

  • A. Ống nghiệm.
  • B. Ca đong thủy tinh.
  • C. Ống hút nhựa.
  • D. Đèn cồn.

Câu 6: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

  • A. Tăng          
  • B. Giảm
  • C. Không thay đổi            
  • D. Không thể biết

Câu 7: Dụng cụ sau đây có tên gọi là gì?

c

  • A. Cốc thủy tinh. 
  • B. Đèn cồn.
  • C. Lọ đựng hóa chất. 
  • D. Ống đong.

Câu 8: Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt?

  • A. Khí CH$_{4}$ đốt ở trong lò. 
  • B. Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh.
  • C. Quá trình chạy của con người. 
  • D. Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

Câu 9: Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở

  • A. cùng nhiệt độ 
  • B. cùng áp suất
  • C. cùng nhiệt độ và khác áp suất 
  • D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: CaCO$_{3}$ + 2X → CaCl$_{2}$ + CO$_{2}$ + H$_{2}$O. X là?

  • A. HCl
  • B. Cl$_{2}$
  • C. H$_{2}$
  • D. HO

Câu 11: Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện.

học sinh tham khảo

Quy trình đó được mô tả thành bốn giai đoạn như sau:

(1) Đốt nhiên liệu (than, khí đốt,...).

(2) Nước lỏng bay hơi và được nén ở áp suất cao.

(3) Hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện.

(4) Cơ năng được máy phát điện chuyển hoá thành điện năng.

Trong các giai đoạn trên, những giai đoạn nào có kèm theo sự biến đổi vật lí?

  • A. (1) và (2).
  • B. (2), (3) và (4).
  • C. (3) và (4). 
  • D. (1), (3) và (4).

Câu 12: Một thí nghiệm cần sử dụng 10,0 mL dung dịch hydrochloric acid thì cần sử dụng ống đong nào sau đây phù hợp?

  • A. Ống đong 100 mL, độ chia 0,5 mL. 
  • B. Ống đong 50 mL, độ chia 0,2 mL.
  • C. Ống đong 25 mL, độ chia 0,1 mL. 
  • D. Ống đong 10 mL, độ chia 0,2 mL.

Câu 13: Một thí nghiệm cần bộ nguồn điện có hiệu điện thế là 6V thì có thể sử dụng bao nhiêu pin 2V?

  • A. 2. 
  • B. 3. 
  • C. 4. 
  • D. 1.

Câu 14: Cho 13,2 gam hỗn hợp Magnesium, Iron (Sắt), Zinc (Kẽm) cháy trong khí Oxygen, thu được 8 gam hỗn hợp chất rắn. Khối lượng Oxygen tham gia phản ứng là

  • A. 3,2 gam 
  • B. 4,8 gam 
  • C. 9,6 gam. 
  • D. 12,8 gam

Câu 15: Cho 9 (g) aluminum cháy trong không khí thu được 10,2 g aluminum oxide. Khối lượng oxygen bằng

  • A. 1,7 g
  • B. 1,6 g
  • C. 1,5 g
  • D. 1,2 g

Câu 16: Một trong những nhãn cảnh báo trên lọ đựng n-Hexane (một loại dung môi hữu cơ phổ biến) là hình bên dưới có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh tham khảo

  • A. n-Hexane là chất oxi hóa. 
  • B. n-Hexane là chất dễ cháy.
  • C. n-Hexane là chất ăn mòn. 
  • D. n-Hexane là chất độc.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen, thu được 0,640 gam magnesium oxide.

Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?

  • A. 0,640 gam.               
  • B. 0,256 gam.                
  • C. 0,320 gam.               
  • D. 0,512 gam.

Câu 18: Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?

  • A. 14 g/mol.
  • B. 24 g/mol.
  • C. 34 g/mol.
  • D. 44 g/mol.

Câu 19: Quá trình làm muối gồm các giai đoạn như sau:

(1) Cho nước biển chảy vào ao cạn làm “đùng”.

(2) Tát nước từ đùng lên sân trên gọi là “ruộng chịu”, phơi nắng làm bay hơi nước để tăng độ mặn.

(3) Tháo nước mặn xuống sân dưới gọi là “ruộng ăn” để muối bắt đầu kết tinh.

(4) Khi nước cạn, muối đóng thành hạt thì cào muối thành gò để làm khô muối.

Có bao nhiêu giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 20: Tổng số nguyên tử các nguyên tố có trong 2 mol Fe$_{2}$O$_{3}$ là

  • A. 3,011.10$^{23}$ nguyên tử
  • B. 6,022.10$^{24}$ nguyên tử
  • C. 1,220.10$^{24}$ nguyên tử
  • D. 4.10$^{24}$ nguyên tử

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác