Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm giấy quỳ tím

  • A. chuyển sang màu đỏ. 
  • B. chuyển sang màu xanh.
  • C. không đổi màu. 
  • D. không xác định được.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

  • A. NaCl. 
  • B. Na$_{2}$SO$_{4}$. 
  • C. NaOH 
  • D. HCl.

Câu 3: Các phản ứng khác nhau thì

  • A. tốc độ phản ứng khác nhau.
  • B. tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.
  • C. tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.
  • D. tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.

Câu 4: Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide

  • A. Ca(OH)$_{2}$. 
  • B. NaOH. 
  • C. NaHCO$_{3}$. 
  • D. Na$_{2}$CO$_{3}$.

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

  • A. Ca(OH)$_{2}$. 
  • B. HCl. 
  • C. NaOH. 
  • D. Na$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 6: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.

  • A. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
  • B. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
  • C. Chất xúc tác.
  • D. Thời gian xảy ra phản ứng.

Câu 7: Acid nào tác dụng được với Mg tạo ra khí H$_{2}$?

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, HCl. 
  • B. HNO$_{3}$ loãng, H$_{2}$SO$_{4}$ loãng.
  • C. HNO$_{3}$ đặc, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc.
  • D. HCl, H$_{2}$SO$_{4}$ loãng.

Câu 8: Dãy các chất thuộc loại acid là

  • A. HCl, H$_{2}$SO$_{4}$, Na$_{2}$S. 
  • B. Na$_{2}$SO$_{4}$, H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$.
  • C. H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$, Na$_{2}$S. 
  • D. HCl, H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$.

Câu 9: Ở bên hông một bao thực phẩm có ghi: “Không có hóa chất nhân tạo”. Ở một bên khác, trong các thành phần được liệt kê, có “muối biển” là sodium chloride có rất nhiều trong nước biển. Sodium chloride cũng có thể điều chế nhân tạo bàng cách pha trộn hai hóa chất độc hại là Sodium hydroxide và hydrochloric acid. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên.
  • B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn Sodium chloride nhân tạ.
  • C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn.
  • D. Không có khác biệt hóa học nào giữa Sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo.

Câu 10: Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)$_{2}$ ta dùng thuốc thử là

  • A. phenolphtalein. 
  • B. quỳ tím. 
  • C. dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$. 
  • D. dung dịch HCl.

Câu 11: Cho 2 mẫu BaSO$_{3}$ có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO$_{3}$ tan nhanh hơn?

Học sinh tham khảo

  • A. Cốc 1 tan nhanh hơn. 
  • B. Cốc 2 tan nhanh hơn.
  • C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. 
  • D. BaSO$_{3}$ tan nhanh nên không quan sát được.

Câu 12: Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm rất hẹp khoảng

  • A. 3,35 - 3,45. 
  • B. 5,35 - 5,45. 
  • C. 7,35 - 7,45. 
  • D. 9,35 - 9,45.

Câu 13: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây?

  • A. Giá trị pH tăng thì độ acid giảm. 
  • B. Giá trị pH tăng thì độ acid tăng.
  • C. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. 
  • D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.

Câu 14: Loại bỏ chất cặn trong ấm đun nước bằng cách dùng

  • A. Muối. 
  • B. giấm ăn hoặc chanh. 
  • C. Sulfuric acid. 
  • D. permanganate.

Câu 15: Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH) $_{2}$, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là:

  • A. Ba(OH)$_{2}$ 
  • B. Ca(OH)$_{2}$ 
  • C. Zn(OH)$_{2}$ 
  • D. Mg(OH)$_{2}$

Câu 16: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

  • A. Nước muối.    
  • B. Giấm ăn.
  • C. Nước chanh.    
  • D. Nước ép quả khế.

Câu 17: Đất có độ pH ≤ 6,5 là đất chua. Một mẫu đất lấy gần nhà máy sản xuất phosphate có pH = 2,5 và bị liệt vào dạng quá chua do ô nhiễm chất thải từ nhà máy. Để giảm bớt độ chua của đất, ta nên dùng biện pháp nào sau đây?

  • A. Bón thật nhiều phân đạm ure 
  • B. Bón lượng vôi bột phù hợp
  • C. Bón nhiều phân lân. 
  • D. Bón nhiều phân hữu cơ.

Câu 18: Tính thể tích của dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M.

  • A. 10 ml
  • B. 25 ml
  • C. 50 ml
  • D. 100 ml

Câu 19: Cho 3 g Mg vào 100 mL dung dịch HCl nồng độ 1M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra (ở 25 °C, 1 bar).

  • A. 1,2395 (L)
  • B. 2,479 (L)
  • C. 4,958 (L)
  • D. 7,437 (L)

Câu 20: Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)$_{3}$ để thu được Al$_{2}$O$_{3}$. Phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau:

2Al(OH)$_{3}$   $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$Al$_{2}$O$_{3}$ + 3H$_{2}$O

Để thu được 1 tấn Al$_{2}$O$_{3}$ thì cần nhiệt phân bao nhiêu tấn Al(OH)$_{3}$, biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 90%?

  • A. 0,85 tấn
  • B. 1,2 tấn
  • C. 1,7 tấn.
  • D. 2,6 tấn.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác