Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 2 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là

  • A. Làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ 
  • B. Tác dụng với dung dịch acid
  • C. Còn có tên gọi khác là kiềm 
  • D. Làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.

Câu 2: Chất xúc tác là chất ___________

  • A. làm tăng tốc độ phản ứng không bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
  • B. làm giảm tốc độ phản ứng không bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
  • C. làm tăng tốc độ phản ứng bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
  • D. làm giảm tốc độ phản ứng bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.

Câu 3: Nhóm các dung dịch có pH < 7

  • A. HCl, NaOH. 
  • B. Ba(OH)$_{2}$, H$_{2}$SO$_{4}$ 
  • C. NaCl, HCl. 
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$, HNO$_{3}$.

Câu 4: Chất nào sau đây không phải là acid?

  • A. NaCl. 
  • B. HNO$_{3}$. 
  • C. HCl. 
  • D. H$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 5: Khi giảm nồng độ của một chất tham gia phản ứng, phản ứng diễn ra với tốc độ?

  • A. tăng lên. 
  • B. không đổi. 
  • C. lúc tăng lúc giảm. 
  • D. giảm xuống.

Câu 6: Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của calcium hydroxide?

  • A. CaO. 
  • B. Ca(OH)$_{2}$. 
  • C. CaSO$_{4}$. 
  • D. CaCO$_{3}$.

Câu 7: Dung dịch Hydrochloric acid tác dụng với Iron tạo thành:

  • A. Iron (II) chloride và khí hydrogen. 
  • B. Iron (III) chloride và khí hydrogen.
  • C. Iron (II) sulfide và khí hydrogen. 
  • D. Iron (II) chloride và nước.

Câu 8: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?

  • A. Al. 
  • B. Ag. 
  • C. Zn. 
  • D. Mg.

Câu 9: Nung đá vôi ở nhiệt độ cao hơn để sản xuất vôi sống. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trên?

  • A. Chất ức chế. 
  • B. Nồng độ. 
  • C. Nhiệt độ. 
  • D. Chất xúc tác.

Câu 10: Chất có môi trường trung tính là

  • A. HCl. 
  • B. CaCl$_{2}$. 
  • C. NaOH. 
  • D. HNO$_{3}$.

Câu 11: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng hoá học?

(1) diện tích bề mặt tiếp xúc

(2) nhiệt độ

(3) nồng độ

(4) chất xúc tác

  • A. (1), (2) và (3).         
  • B. (1), (3) và (4).         
  • C. (2), (3) và (4).         
  • D. (1), (2), (3) và (4).

Câu 12: Cho các nhận định sau:

(1) Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn.

(2) Bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí. 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình biến đổi trên.

  • A. Nhiệt độ, xúc tác. 
  • B. Nhiệt độ, nồng độ.
  • C. Nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc. 
  • D. Nồng độ, xúc tác.

Câu 13: Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là

  • A. dung dịch NaCl và dung dịch HCl.
  • B. dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.
  • C. dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
  • D. dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.

Câu 14: Ở một số khu vực, không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO$_{2}$, NO$_{2}$,… sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đốt cháy nhiên liệu. Các khí này có thể hòa tan vào nước và gây ra hiện tượng:

  • A. Đất bị phèn, chua 
  • B. Đất bị nhiễm mặn
  • C. Mưa acid 
  • D. Nước bị nhiễm kiềm

Câu 15: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H$_{2}$ ở đkc. Kim loại A là

  • A. Fe. 
  • B. Mg. 
  • C. Cu. 
  • D. Zn.

Câu 16: Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1), 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong ống nghiệm nào sẽ có màu xanh?

  • A. ống 1
  • B. ống 2
  • C. ống 3
  • D. ống 1 và ống 2

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, H$_{2}$ thường được điều chế bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dung dịch HCl sẽ tạo ra bao nhiêu lít khí H$_{2}$ (ở đkc)?

  • A. 1,24 (lít)
  • B. 2,479 (lít)
  • C. 3,719 (lít)
  • D. 4,958 (lít)

Câu 18: Có ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.
  • B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất.
  • C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất.
  • D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.

Câu 19: Để tẩy gỉ sắt (Fe$_{2}$O$_{3}$), người ta thường dùng hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

Fe$_{2}$O$_{3}$ + 6HCl → 2FeCl$_{3}$ + 3H$_{2}$O

Tính thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1 M cần dùng để phản ứng hết với 4g gỉ sắt (coi hiệu suất phản ứng là 100%).

  • A. 0,1 L
  • B. 0,12 L
  • C. 0,15 L
  • D. 0,18 L

Câu 20: Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 g dung dịch kiềm M(OH)$_{n}$ có nồng độ 1,71%. Để M(OH)$_{n}$ phản ứng hết thì cần dùng 20 mL dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hoá trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

  • A. Na
  • B. Ca
  • C. Ba
  • D. Mg

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác