Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối bài 34 Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 34 Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.
- A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
- B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
- C. Huấn luyện động vật.
D. Chiết cành cây.
Câu 2: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.
- A. Chọn sách mình yêu thích
- B. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp
- C. Đọc dồn dập thật nhiều sách
D. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân
Câu 3: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.
- A. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định
- B. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu
C. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định
- D. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.
Câu 4: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?
- A. Thịt chuột non.
- B. Thịt sống.
- C. Cơm.
D. Cá rán
Câu 5: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?
- A. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
B. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
- C. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể
- D. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
Câu 6: Trong vườn trồng nhãn, người ta thường kết hợp thả thêm đối tượng nào sau đây?
A. Ong mật.
- B. Vịt
- C. Bướm
- D. Chim sâu
Câu 7: Những cây trồng nào sau đây cần làm giàn?
- A. Rau muống, bí, mồng tơi
- B. Bí ngô, dưa lê, mướp đắng
C. Thiên lý, nho, bầu, xu xu
- D. Dưa chuột, khoai lang, mướp
Câu 8: Cơ sở và đối tượng tác động của bẫy đèn
A. Tính hướng sáng của bọ cánh cứng.
- B. Tính hướng sáng của sâu đục quả.
- C. Tính giả chết khi đụng phải vật lạ của ruồi muỗi.
- D. Tính hướng hóa của ong mắt đỏ.
Câu 9: Trong nuôi gà, người ta thường chia máng ăn ra thành nhiều ổ nhỏ vì
- A. Tránh hiện tượng con ăn quá nhiều con ăn quá ít
- B. Gà thích sống và kiếm ăn đơn độc
- C. Tránh hiện tượng tranh nhau dẫn tới đánh nhau trong đàn gà
D. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên
Câu 10: Việc làm nào dưới đây ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt?
A. Dùng thuốc trừ sâu để sạch bệnh.
- B. Sử dụng giống cây sạch bệnh.
- C. Trồng cây ở nơi ánh sáng từ mọi phía để cây phát triển đều.
- D. Trồng cây không sử dụng phân bón hữu cơ.
Câu 11: Để nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu em không nên làm việc nào sau đây?
A. Xem hướng dẫn giải.
- B. Làm bài tập nhiều lần.
- C. Thường xuyên ôn bài.
- D. Chép giải.
Câu 12: Thực vật không có kiểu cảm ứng nào dưới đây?
- A. Hướng sáng.
- B. Hướng nước.
- C. Hướng chất dinh dưỡng.
D. Đổ mồ hôi.
Câu 13: Tác nhân kích thích của hiện tượng cảm ứng hướng sáng của thực vật là gì?
A. Ánh sáng.
- B. Âm thanh.
- C. Nhiệt độ.
- D. Độ ẩm.
Câu 14: Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này là hình thức cảm ứng nào ở thực vật?
A. Hướng nước.
- B. Hướng sáng.
- C. Hướng trọng lực.
- D. Hướng tiếp xúc.
Câu 15: Hướng tiếp xúc không có ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Cây bầu.
- B. Cây thiên lí.
- C. Cây su su.
- D. Cây bưởi.
Câu 16: Lựa chọn từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Các tập tính của động vật được con người huấn luyện thuộc loại tập tính …..
A. Cảm ứng
- B. Bẩm sinh
- C. Học được
- D. Tiếp xúc
Câu 17: Hiện tượng lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào là hình thức cảm ứng nào dưới đây?
- A. Hướng sáng.
- B. Cảm ứng ánh sáng.
- C. Hướng tiếp xúc.
D. Cảm ứng tiếp xúc.
Câu 18: Khi trồng khoai tây, tại sao cần chú ý xới xáo để che kín phần củ khoai?
A. Tránh hiện tượng nước mưa, sương rơi trực tiếp vào củ gây thối, hỏng
- B. Tránh hiện tượng côn trùng cắn phá củ.
- C. Tránh hiện tượng củ tiếp xúc với ánh sáng, bị xanh.
Câu 19: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại của nó” như thế nào
A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
- B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
- C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
- D. Phát hiện vùng đát nhiễm chất độc
Câu 20: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào
- A. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
B. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
- C. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
- D. Dùng đèn để bẫy côn trùng.
Bình luận