Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 kết nối bài 21 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 21 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng – sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển hoá cơ bản là gì?

  • A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực 
  • B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
  • C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
  • D. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 2: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  • A. Nước tiểu
  • B. Mồ hôi
  • C. Khí ôxi
  • D. Khí cacbonic

Câu 3: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào 

  • A. Cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • B. Nước mô và mao mạch máu.
  • C. Máu và cơ quan bài tiết.
  • D. Tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.

Câu 4: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

  • A. Hệ hô hấp
  • B. Hệ tuần hoàn
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Hệ tiêu hoá

Câu 5: Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

  • A. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản
  • B. Giải phóng năng lượng
  • C. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
  • D. Tích luỹ năng lượng

Câu 6: Chuyển hoá năng lượng là sự..... năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ...... thành hoá năng, từ hoá năng thành nhiệt năng,.. 

  • A. Sự biến đổi/ quang năng
  • B. Cơ bản/ năng lượng
  • C. Sự biến đổi/ cơ bản.
  • D. Sự biến đổi/ chất hữu cơ

Câu 7: Năng lượng thường được tích luỹ trong..... nên sự trao đổi chất và chuyển hoá.... gắn liền với nhau, quá trình này được coi là một trong những đặc tính...... của sự sống.

  • A. Chất hữu cơ/ năng lượng/ cơ bản.
  • B. Sự biến đổi/ quang năng/ cơ bản.
  • C. Chất hữu cơ/ quang năng/ cơ bản.
  • D. Sự biến đổi/ chất hữu cơ/ cơ bản. 

Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

  • A. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại. 
  • B. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
  • C. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • D. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.

Câu 9: Ý  kiến nào sau đây đúng khi nói về quá trình trao đổi chất của sinh vật?

  • A. Các chất hữu cơ được cơ thể tổng hợp trong quá trình trao đổi chất cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào và cơ thể, giúp cơ thể lớn lên và sinh sản tạo ra các cơ thể con. 
  • B. Quá trình chuyển hoá năng lượng tạo ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, trong đó có hoạt động cảm ứng và vận động.
  • C. Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng? 

  • A. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan sinh dục
  • B. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan hô hấp
  • C. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan tiêu hóa
  • D. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khi cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến cơ quan bài tiết

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng? 

  • A. Hệ tiêu hoá là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
  • B. Hệ hô hấp là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
  • C. Hệ bài tiết là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
  • D. Hệ sinh dục là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

Câu 12: Cho biết nhận định nào sau đây là đúng?  

  • A. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ hô hấp.
  • B. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ tiêu hoá.
  • C. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ bài tiết.
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 13: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

  • A. Quang năng – Hóa năng
  • B. Điện năng – Nhiệt năng
  • C. Hóa năng – Nhiệt năng
  • D. Điện năng – Cơ năng 

Câu 14: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến

  • A. cơ quan hô hấp
  • B. cơ quan sinh dục.
  • C. cơ quan bài tiết.
  • D. cơ quan tiêu hoá.

Câu 15: Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì?

  • A. Khí cacbônic và chất thải
  • B. Khí ôxi và chất thải
  • C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng
  • D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng

Câu 16: Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài?

  • A. Dạ dày
  • B. Gan
  • C. Phối
  • D. Thận

Câu 17: Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì?

  • A. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng.
  • B. Vitamin, muối khoáng, nước.
  • C. Thức ăn, nước, muối khoáng.
  • D. Ôxi, thức ăn, muối khoáng.

Câu 18: Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ?

  • A. 5 cấp độ
  • B. 3 cấp độ
  • C. 2 cấp độ
  • D. 4 cấp độ

Câu 19: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá?

  • A. Người cao tuổi
  • B. Thanh niên
  • C. Thiếu niên
  • D. Trẻ sơ sinh

Câu 20: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 1

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác