Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 2 (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 2 SINH HỌC 7 CÁNH DIỀU
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Sinh trưởng ở động vật là
- A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
- B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
- D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.
Câu 2: Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ:
- A. Khi ra hoa đến lúc cây chết.
B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới.
- C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa.
- D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm.
Câu 3: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
- B. hình thức phản ứng đa dạng.
- C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
- D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?
- A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
- C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
- D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Câu 5: Sinh sản hữu tính ở thực vật là
- A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.
- B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.
C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
- D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.
Câu 6: Sự sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh bên.
- B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh đỉnh rễ.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 7: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống hệt nhau từ một cá thể mẹ?
- A. Trinh sinh.
B. Phân đôi.
- C. Nảy chồi.
- D. Phân mảnh.
Câu 8: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa
- A. hạt phấn và tế bào trứng tạo thành hợp tử.
- B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- C. hạt phấn và bầu nhụy tạo thành hợp tử.
D. giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.
Câu 9: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho
- A. thân và rễ cây gỗ to ra.
- B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.
C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.
- D. cành của thân cây gỗ dài ra.
Câu 10: Lợi ích của việc nhân giống cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp chiết cành là
- A. cây con dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
- B. nhân giống cây nhanh và hiệu quả cao.
- C. cây tránh được sâu bệnh gây hại cho lá, hoa, quả.
D. rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 11: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
- A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
- B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
- D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Câu 12: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa
- A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
- B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
- D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.
Câu 13: Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?
- A. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B. Mô phân sinh đỉnh thân.
- C. Mô phân sinh bên.
- D. Mô phân sinh lóng.
Câu 14: Làm giàn khi trồng cây mướp là ứng dụng của:
- A. Tính hướng đất.
- B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng tiếp xúc.
- D. Tính hướng nước.
Câu 15: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
- A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
- B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
- D. bướm → nhộng → sâu → trứng.
Câu 16: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:
- A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.
B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
- C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.
- D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.
Câu 17: Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp
- A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
- B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
- D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.
Câu 18: Biện pháp nào thường không được sử dụng để làm tăng số con của trâu bò?
A. Thay đổi yếu tố môi trường.
- B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
- C. Nuôi cấy phôi.
- D. Thụ tinh nhân tạo trong cơ thể.
Câu 19: Hiện tượng cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
- A. Tính hướng tiếp xúc.
- B. Tính hướng hóa.
- C. Tính hướng nước.
D. Tính hướng sáng.
Câu 20: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
- A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
- B. làm cho cây lớn lên và to ra.
- C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 21: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là
A. ong, kiến, rệp, mối.
- B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
- C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
- D. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.
Câu 22: Khi thức ăn, nước uống bị thiếu iot thì trẻ em sẽ có biểu hiện
A. Chậm lớn, trí tuệ thấp, chịu lạnh kém, bướu cổ.
- B. Thở dồn dập, mắt lồi, trí thông minh kém.
- C. Lớn nhanh, trí thông minh bình thường.
- D. Bệnh khổng lồ, trí tuệ kém.
Câu 23: Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?
- A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
C. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
- D. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Câu 24: Thứ tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:
A. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
- B. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
- C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên
- D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 25: Những biểu hiện nào của sinh vật là phát triển?
1. Sâu non phát triển thành bướm
2. Lợn nuôi 1 tháng dài thêm 40 cm
3. Nòng nọc phát triển thành ếch
4. Lá cây gia tăng số lượng vào mùa mưa
5. Rễ cây dài ra
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 26: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Là hai quá trình độc lập nhau
2. Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau
3. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển
4. Phát triển làm thay đổi sinh trưởng
5. Sinh trưởng là một phần của phát triển
6. Sinh trưởng thường diễn ra trước, sau đó phát triển mới diễn ra
- A. 6
- B. 5
C. 4
- D. 3
Câu 27: Sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống vì sinh sản hữu tính
A. tạo các cá thể con có nhiều đặc điểm khác nhau.
- B. tạo thế hệ con có đặc điểm hoàn toàn giống nhau.
- C. tạo thế hệ con có đặc điểm hoàn toàn giống bố.
- D. tạo thế hệ con có đặc điểm hoàn toàn giống mẹ.
Câu 28: Sinh trưởng phát triển có biến thái không hoàn toàn sai khác cơ bản với kiểu sinh trưởng phát triển không qua biến thái là
- A. Có giai đoạn con non dài hơn giai đoạn trưởng thành
- B. Có hình thái cấu tạo của con non khác với con trưởng thành
- C. Chịu ảnh hưởng rõ rệt của hormone
D. Trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành cơ thể trưởng thành
Câu 29: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?
- A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon
- C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm
- D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn
Câu 30: Muốn tăng sản lượng thịt ở gia cầm, người ta áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng nhiều con đực trong đàn.
- B. Tăng nhiều con cái trong đàn.
- C. Số con đực và con cái trong đàn như nhau.
- D. Nuôi với mật độ càng cao càng tốt.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 7 cánh diều kì 2
Bình luận