Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 7 Cánh diều bài 24 Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 7 bài 15 Nuôi cá ao - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chất nào sau đây hòa tan được trong nước?

  • A. Muối ăn.
  • B. Dầu ăn.
  • C. Mỡ.
  • D. Cát.

Câu 2: Trứng, đậu nành (đỗ tương) và cá thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Sản phẩm bơ sữa.
  • B. Chất đạm.
  • C. Hạt.
  • D. Chất bột đường.

Câu 3: Số nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng là

  • A. 3 nhóm.
  • B. 5 nhóm.
  • C. 6 nhóm.
  • D. 8 nhóm.

Câu 4: Đâu không phải nhóm chất cung cấp năng lượng?

  • A. Carbohydrate
  • B. Protein
  • C. Chất khoáng
  • D. Lipid

Câu 5: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

  • A. Củ đậu.
  • B. Lạc.
  • C. Cà rốt.
  • D. Rau muống.

Câu 6: Loại thực phẩm nào sau đây được xếp vào nhóm rau?

  • A. Cà rốt.
  • B. Quả cam.
  • C. Quả nho.
  • D. Quả dưa hấu.

Câu 7: Chất dinh dưỡng nào có tên gọi thông thường là chất béo?

  • A. Protein.
  • B. Lipid.
  • C. Carbohydrate.
  • D. Vitamin.

Câu 8: Trong cơ thể người, nước không có vai trò là

  • A. tạo nước bọt.
  • B. điều chỉnh thân nhiệt.
  • C. cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • D. tạo nên môi trường trong cơ thể.

Câu 9: Chọn phương án đúng.

Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là gì?

  • A. Tất cả các sinh vật đều cần nước để hòa tan các chất trong tế bào.
  • B. Tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.
  • C. Tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.
  • D. Tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.

Câu 10: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao.
  • B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

Câu 11: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người?

  • A. Khoảng 60%.
  • B. Khoảng 65%.
  • C. Khoảng 70%.
  • D. Khoảng 75%.

Câu 12: Phân tử nước được tạo thành từ

  • A. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • B. Một nguyên tử nitrogen liên kết với ba nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.
  • C. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết ion.
  • D. Một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết hydrogen.

Câu 13: Khẳng định nào sau đây là không đúng về hàm lượng nước trong cơ thể người?

  • A. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người.
  • B. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
  • C. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
  • D. Tim là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người.

Câu 14: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò

  • A. là dung môi hoà tan khí carbon dioxide.
  • B. là nguyên liệu cho quang hợp.
  • C. làm tăng tốc độ quá trình quang hợp.
  • D. làm giảm tốc độ quá trình quang hợp.

Câu 15: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?

  • A. Thịt động vật.
  • B. Chất bột đường.
  • C. Sản phẩm từ sữa.
  • D. Chất xơ.

Câu 16: Cho các tính chất sau:

1. Là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị.

2. Sôi ở 100$^{o}$C, đông đặc ở 0$^{o}$C.

3. Có thể hòa tan được nhiều chất như muối ăn, đường,…

4. Có thể hòa tan được dầu, mỡ.

5. Có thể tác dụng với nhiều chất hóa học để tạo thành các hợp chất khác.

Các tính chất của nước là

  • A. 1, 2, 3, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4, 5.
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4, 5.

Câu 17: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 18: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  • B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?

(1) Lipid là các phân tử lớn, có bản chất không hòa tan trong môi trường nước của tế bào.

(2) Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể sống.

(3) Nguyên liệu cho hô hấp tế bào đầu tiên là lipid.

  • A. Chỉ (1) đúng.
  • B. Chỉ (1) và (2) đúng.
  • C. Chỉ (2) và (3) đúng.
  • D. Tất cả (1), (2) và (3) đều đúng.

Câu 20: Đặc điểm thể hiện tính phân cực của nước là:

  • A. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen không mang điện tích.
  • B. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị chia đều về các phía nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.
  • C. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử oxygen nên đầu mang nguyên tử oxygen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử hydrogen tích điện dương.
  • D. Cặp electron trong liên kết cộng hoá trị bị lệch về phía nguyên tử hydrogen nên đầu mang nguyên tử hydrogen của phân tử nước tích điện âm còn đầu mang nguyên tử oxygen tích điện dương.

Câu 21: Vì sao khi sốt, tiêu chảy, nôn ta cần số sung nước bằng cách uống oresol

  • A. Oresol thúc đẩy quá trình ra mồ hôi, thải độc cho cơ thể.
  • B. Khi bị sốt, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước. Oresol là dung dịch có thành phần là nước và các chất điện giải giúp bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
  • C. Oresol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, giúp ta nhanh khoẻ lại.
  • D. Oresol làm tăng hương vị khi ăn giúp ăn được nhiều, cơ thể bù lại sức.

Câu 22: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 23: Khi nghe đến bệnh bướu cổ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoáng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm

  • A. Cá rô phi.
  • B. Tảo bẹ.
  • C. Rau súp lơ.
  • D. Thịt bò.

Câu 24: Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm nếu không được bổ sung nước kịp thời trong những trường hợp nào dưới đây?

(1) Sốt cao.

(2) Đi dạo.

(3) Hoạt động thể thao ngoài trời với cường độ mạnh.

(4) Ngồi xem phim.

(5) Nôn mửa và tiêu chảy.

  • A. (1), (3), (5).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (4), (5).

Câu 25: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước?

(1) Nước được cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen liên kết với một phân tử hydrogen.

(2) Trong phân tử nước, đầu oxygen tích điện âm còn đầu hydrogen tích điện dương.

(3) Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính lưỡng tính.

(4) Nước có thể liên kết với một phân tử bất kì khác.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác