Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

  • A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
  • B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
  • C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
  • D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 2: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?

  • A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
  • B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
  • C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
  • D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.

Câu 3: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

  • A. Pha M.
  • B. Pha G1.
  • C. Pha S.
  • D. Pha G2.

Câu 4: Trong cơ thể đa bào nhân thực, quá trình nguyên phân không diễn ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào hợp tử.
  • B. Tế bào sinh dưỡng.
  • C. Tế bào sinh dục chín.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những kì nào sau đây?

  • A. kì đầu và kì giữa.
  • B. kì giữa và kì sau.
  • C. kì sau và kì cuối.
  • D. kì đầu và kì cuối.

Câu 7: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
  • B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
  • C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
  • D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Câu 8: Sử dụng mẫu vật là các tế bào mô phân sinh ở đỉnh rễ hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?

  • A. Giảm phân I.
  • B. Giảm phân II.
  • C. Nguyên phân.
  • D. Thụ tinh.

Câu 9: Cho các mẫu vật sau đây:

(1) Rễ hành

(2) Thịt quả cà chua

(3) Bao phấn

(4) Lá thài lài tía

Số mẫu vật trong các mẫu vật trên có thể sử dụng để quan sát quá trình giảm phân là

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 10: Quan sát một tế bào ruồi giấm đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 11: Công nghệ tế bào là

  • A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
  • C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các giống sẵn có.
  • D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn thế hệ bố mẹ.

Câu 12: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  • A. Biệt hóa và phản biệt hóa.
  • B. Nguyên phân liên tục.
  • C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  • D. Giảm phân liên tục.

Câu 13: Cho các phát biểu sau đây:

(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.

(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.

(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.

Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 14: Cho các bước thực hiện sau đây:

(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.

(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.

(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.

(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.

Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là

  • A. (1) → (2) → (3) → (4).
  • B. (3) → (1) → (4) → (2).
  • C. (3) → (1) → (2) → (4).
  • D. (2) → (3) → (1) → (4).

Câu 15: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng

(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene

(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau

(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?

 
  • A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
  • B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
  • C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
  • D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường.

Câu 17: Cho các nhóm sinh vật sau đây:

(1) Vi khuẩn

(2) Động vật nguyên sinh

(3) Động vật không xương sống

(4) Vi nấm

(5) Vi tảo

(6) Rêu

Số nhóm sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 18: Cho các kiểu dinh dưỡng sau:

(1) Quang tự dưỡng

(2) Hóa tự dưỡng

(3) Quang dị dưỡng

(4) Hóa dị dưỡng

Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng.
  • B. quang dị dưỡng.
  • C. hóa tự dưỡng.
  • D. hóa dị dưỡng.

Câu 20: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

  • A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
  • B. Phương pháp nuôi cấy.
  • C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
  • D. Phương pháp định danh vi khuẩn.

Câu 21: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

  • A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
  • B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
  • C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
  • D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 22: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

  • A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
  • B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
  • C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
  • D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 23: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?

  • A. Que cấy thẳng.
  • B. Que cấy vòng.
  • C. Que cấy móc.
  • D. Que cấy trang.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với que cấy thẳng?

  • A. Được làm bằng kim loại.
  • B. Được làm bằng thủy tinh.
  • C. Có đầu nhọn (thẳng).
  • D. Có khả năng trích sâu trên môi trường đặc.

Câu 25: Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành

  • A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.
  • B. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.
  • C. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.
  • D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.

Câu 26: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật vì phương pháp này giúp

  • A. tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
  • B. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài vi sinh vật.
  • C. quan sát rõ hơn hình dạng và cấu tạo tế bào của các loài vi sinh vật.
  • D. theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Câu 27: Thao tác nào sau đây là đúng khi thực hiện cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng?

  • A. Đặt que cấy từ đầu ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi xuống đáy ống nghiệm.
  • B. Đặt que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chi lên đầu ống nghiệm.
  • C. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy đều sang các bên.
  • D. Đặt que cấy ở giữa ống nghiệm, cấy theo đường thẳng đều sang các bên.

Câu 28: Sinh trưởng ở vi sinh vật là

 
  • A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
  • B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.
  • C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
  • D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.

Câu 29: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

  • A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
  • D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Câu 30: Cơ sở khoa học của việc sử dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón sinh học là

  • A. một số vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh giúp tăng sinh khối cho cây trồng.
  • B. một số vi sinh vật có khả năng tiết chất độc diệt sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.
  • C. một số vi sinh vật có khả năng tiết hoặc chuyển hóa các chất có lợi cho cây trồng.
  • D. một số vi sinh vật có khả năng tiết enzyme giúp tăng tốc độ sinh sản cho cây trồng.

Câu 31: Hiện nay trên thị trường, kháng sinh tự nhiên được sản xuất từ xạ khuẩn và nấm chiếm tỉ lệ khoảng

  • A. 50 %.
  • B. 70 %.
  • C. 80 %.
  • D. 90 %.

Câu 32: Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) nhằm mục đích

  • A. tạo giống vi sinh vật mới.
  • B. làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
  • C. sản xuất năng lượng sinh học.
  • D. bảo tồn các chủng vi sinh vật quý.

Câu 33: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

  • A. xử lí rác thải.
  • B. sản xuất nước mắm.
  • C. sản xuất sữa chua.
  • D. tổng hợp chất kháng sinh.

Câu 34: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Câu 35: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

  • A. Lactococcus lactis.
  • B. Aspergillus oryzae.
  • C. Bacillus thuringiensis.
  • D. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 36: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng.
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng.
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?

  • A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  • B.Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
  • C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên.
  • D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

Câu 38: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là

  • A. capsomer.
  • B. glycoprotein.
  • C. glycerol.
  • D. nucleotide.

Câu 39: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm

  • A. virus trần và virus có vỏ ngoài.
  • B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
  • C. virus DNA và virus RNA.
  • D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.

Câu 40: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật?

  • A. Truyền qua phấn hoa.
  • B. Truyền qua hạt giống.
  • C. Truyền qua vết thương.
  • D. Truyền qua nhân giống vô tính.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác