Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài Ôn tập chương 4

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài Ôn tập chương 4 - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:

  1. đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường
  2. quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia
  3. chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40
  4. nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản

Sử dụng dữ kiện này dể trả lời các câu 1 – 5

Câu 1: Thứ tự đúng các bước tiến hành là

  • (1) -> (2) -> (3) -> (4)
  • (1) -> (2) ->(4) -> (3)
  • (1) -> (3) -> (2) -> (4)
  • (1) -> (4) -> (3) -> (2)

Câu 2: Mục tiêu của bài thực hành là

  • Quan sát được hình thái NST trong phân bào nguyên phân
  • Nhận biết được các kì nguyên phân
  • Vẽ được hình biểu diễn bộ NST trong từng kì của nguyên phân
  • Tất cả các mục tiêu trên

Câu 3: Khi quan sát tiêu bản thấy các NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

  • kì đầu   
  • kì giữa
  • kì sau   
  • kì cuối

Câu 4: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

  • Các tế bào đang ở các kì khác nhau
  • Một số tế bào đang ở cùng một kì
  • Một số tế bào không nhìn rõ NSt
  • Tất cả các trường hợp trên

Câu 5: Dưới kính hiển vi, hình thái NST rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?

  • kì đầu   
  • kì giữa
  • kì sau   
  • kì cuối

Câu 6: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là

  • Tế bào phân chia -> nhân phân chia
  • Nhân phân chia -> tế bào chất phân chia
  • Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
  • Chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia

Câu 7: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật

  • Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào
  • Màng nhân xuất hiện bao lấy NST
  • NST nhả xoắn cực đại
  • Thoi tơ vô sắc biến mất

Câu 8: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây? 

  • Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
  • Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống
  • Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
  • Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản

Câu 9: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
  • Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
  • Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
  • Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau

Câu 10: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì: 

  • Kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
  • Nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
  • Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
  • Nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào

Câu 11: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

  • Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
  • Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
  • Mỗi chiếc về một cực tế bào
  • Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 12: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần
  • Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần
  • Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục
  • Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất

Câu 13: Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào sau đây? 

  • Nguyên phân
  • Giảm phân 1
  • Giảm phân 2
  • Trực phân

Câu 14: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

  • Tương tự như quá trình nguyên phân
  • Thể hiện bản chất giảm phân
  • Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
  • Có xảy ra tiếp hợp NST

Câu 15: Cho các phát biểu sau: 

  1. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp
  2. Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính
  3. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST
  4. Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng

Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử? 

  • 1, 2, 3
  • 3, 4
  • 2, 3, 4
  • 1, 2, 3, 4

Câu 16: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • Nuôi cấy hạt phấn
  • Nuôi cấy mô tế bào
  • Cấy truyền phôi
  • Nhân bản vô tính

Câu 17: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  • Biệt hóa và phản biệt hóa.
  • Nguyên phân liên tục.
  • Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  • Giảm phân liên tục.

Câu 18: Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất consixin?

  • Nuối cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng
  • Nuối cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
  • Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng
  • Nuối cấy mô tế bào

Câu 19: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
  2. Khi nuối cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội.
  3. Consixin là hóa chất có hiệu quả rất cao trong việc gây đột biến đa bội.
  4. Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào sinh dục khác loài.
  • 4       
  • 3
  • 2       
  • 1

Câu 20: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
  • Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.
  • Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.
  • Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải Ôn tập chương 4


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác