Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là

  • Tập hợp tất cả các loài từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
  • Tập hợp tất cả các sinh vật sống từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
  • Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
  • Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong cơ thể sống.

 

Câu 2: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

  • Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
  • Tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.
  • Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – sinh quyển.
  • Bào quan, tế bào, cơ thể, loài, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Các đặc trưng sống cơ bản của các cấp độ tổ chức sống là

  • Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
  • Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, cảm ứng,…
  • Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, có giác quan,…
  • Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, phản xạ,…

Câu 4: Nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành

  • Cơ quan.
  • Mô.
  • Bào quan.
  • Nhóm tế bào.

Câu 5: Đâu không phải cấp độ tổ chức của thế giới sống

  • Loài.
  • Cơ thể.
  • Sinh quyển
  • Quần thể.

Câu 6: Tế bào được cấu tạo từ

  • Các phân tử vô cơ khác nhau.
  • Nhiều bào quan khác nhau.
  • Các phân tử hữu cơ khác nhau
  • Các mô.

Câu 7: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ về

  • Cấu trúc.
  • Chức năng.
  • Cấu trúc và chức năng
  • Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nhiều mô tập hợp tạo thành (1)…….., tiếp đến là các (2)…….. và (3)……..”

  • (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) cơ thể.
  • (1) bào quan; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan.
  • (1) nhóm mô; (2) cơ quan; (3) hệ cơ quan.
  • (1) cơ quan; (2) hệ cơ quan; (3) cơ thể.

Câu 9:  Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành

  • Lớp.
  • Loài.     
  • Quần xã.     
  • Quần thể.     

Câu 10: Các quần thể khác loài tồn tại trong một khu vực địa lý nhất định, tại một thời điểm nhất định tạo thành

  • Hệ sinh thái.
  • Quần xã.
  • Sinh quyển.
  • Giới.

Câu 11: Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành

  • Hệ sinh thái.
  • Quần thể.
  • Sinh quyển.
  • Thế giới tự nhiên.

Câu 12: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung

  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Câu 13: Nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là

  • Tổ chức sống cấp dưới luôn chiếm phần diện tích nhỏ hơn tổ chức sống cấp trên.
  • Tổ chức sống cấp dưới luôn tồn tại bên trong tổ chức sống cấp trên.
  • Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
  • Tổ chức sống cấp dưới luôn nhỏ hơn và thuộc tổ chức sống cấp trên.

Câu 14: Đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của các cấp độ tổ chức sống có nghĩa là

  • Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi trường.
  • Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi trường.
  • Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, chịu sự tác động của môi trường.
  • Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng, tác dộng qua lại với môi trường.

Câu 15: Thế giới sống được hình thành cách đây khoảng

  • 6 tỉ năm.
  • Hơn 2000 năm
  • 10 triệu năm.
  • 3,5 tỉ năm.

Câu 16: Sắp xếp các cấp độ tổ chức trong thế giới sống dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

(1)  Quần xã – hệ sinh thái.

(2)  Sinh quyển.

(3)  Mô.

(4)  Cơ quan.

(5)  Tế bào.

(6)  Cơ thể.

(7)  Quần thể.

(8)  Hệ cơ quan.

  • 5, 1, 4, 3, 6, 7, 8, 2.
  • 5, 3, 4, 8, 6, 7, 1, 2.
  • 5, 8, 4, 2, 6, 7, 1, 3.
  • 5, 4, 6, 8, 1, 7, 3, 2.

Câu 17: Hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống

  • (1) Hệ cơ quan; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Hệ sinh thái.
  • (1) Tế bào; (2) Quần xã; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.
  • (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Sinh quyển.
  • (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã; (4) Hệ sinh thái.

Câu 18: Đâu không phải cấp độ tổ chức sống

  • Tế bào
  • Hệ sinh thái.
  • Nguyên tử.
  • Phân tử.

Câu 19: Các cấp độ tổ chức và các cấp độ tổ chức sống phân biệt bởi

  • Chức năng.  
  • Các đặc trưng của sự sống.
  • Theo quy ước quốc tế.
  • Cấu tạo.

Câu 20: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất

  • Tất cả các đáp án dưới đây đều sai.
  • Vì thế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có thể sinh sản.
  • Vì tế bào là đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên cơ thể người.
  • Vì tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các biểu hiện đặc trưng của thế giới sống.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác