Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài Ôn tập chương 6
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài Ôn tập chương 6 - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phago ở E. coli là virut
Kí sinh ở vi sinh vật
- Kí sinh ở vi sinh vật và người
- Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người
- Kí sinh ở thực vật, động vật và người
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut?
- Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống
- Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh
- Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống
Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống còn ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh
Câu 3: Trong quá trình nhân lên của virut, giai đoạn nào sau đây virut dùng bộ máy của tế bào chủ tạo nên các capsome?
- Hấp phụ
- Phóng thích
Sinh tổng hợp
- Lắp ráp
Câu 4: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong môt loại tế bào nhất định vì:
mỗi loại virut chỉ có thụ thể tương thích với một loại thụ quan nhất định trên màng tế bào chủ
- mỗi loại virut có một bộ máy di truyền riêng
- mỗi loại virut có hình dạng phù hợp với một loại tế bào chủ
- mỗi loại virut có kích thước phù hợp với một loại tế bào chủ
Câu 5: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?
Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
- Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ
- Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
- Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
Sống cách li hoàn toàn với động vật
- Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
- Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
- Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 7: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào dưới đây sai?
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào
- Vi sinh vật chỉ có thể gây bệnh khi hội tụ đủ ba điều kiện: mầm bệnh và độc tố; số lượng nhiễm đủ lớn; con đường xâm nhiễm thích hợp
- Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng như: virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh
Câu 8: Loại tế bào nào sau đây virut H5N1H5N1 không kí sinh?
- Tế bào của chim
Tế bào của cây lúa
- Tế bào của gà
- Tế bào của vịt
Câu 9: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da
Câu 10: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
- Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da
Câu 11: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
- Kháng nguyên
Kháng thể và lizozim
- Chất vi lượng
- Lợi khuẩn
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh
- Khi có con đường câm nhiễm thích hợp thì tác nhân gây bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ
- Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh…
Câu 13: Sơ đồ nào sau đây là đúng với quy trình sản xuất inteferon?
- Gắn IFN vào ADN phago tạo ra phago tái tổ hợp
- Nhiễm phago tái tổ hợp vào E. coli
- Nuôi E. coli nhiễm phago tái tổ hợp trong một nồi lên men
- Tách gen IFN ở người
Phương án đúng là
4 -> 1 -> 2 -> 3
- 3 -> 2 -> 4 -> 1
- 4 -> 2 -> 3 -> 1
- 3 -> 4 -> 2 -> 1
Câu 14: Ở động vật có một số bệnh do virut có lõi gây ra. Việc sử dụng vacxin phòng bệnh này có hiệu quả rất thấp vì:
- Các virut này có enzym phân hủy các vacxin phòng bệnh
Virut có lõi ARN có tần số phát sinh đột biến cao, vacxin không đáp ứng kịp tốc độ thay đổi đặc tính kháng nguyên của virut
- Các vacxin chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với các bệnh do virut có lõi ADN tạo ra
- Virut có lõi ARN chỉ bám bên ngoài tế bào nên không chịu tác động của các kháng thể do vacxin kích thích tạo ra
Câu 15: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?
- con đường tiêu hóa
- con đường máu
con đường hô hấp
- con đường tình dục
Câu 16: Khi nói về cơ chế xâm nhập của virut vào tế bào động vật và tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là sai?
- Virut xâm nhập vào tế bào động vật bằng cách nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủ
- Virut xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng cách tiết lyzozim chọc thủng thành tế bào vi khuẩn
- Khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn chỉ có lõi axit nucleic được đưa vào bên trong còn vỏ capsit được để lại bên ngoài
Sau khi xâm nhập vào tế bào động vật, vỏ capsit của virut được giữ nguyên không bị phân hủy
Câu 17: Dựa vào vật chủ mà virut kí sinh, người ta chia virut thành mấy nhóm?
- 2 nhóm
3 nhóm
- 4 nhóm
- 5 nhóm
Câu 18: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
- nucleocapsit
- glicoprotein
capsome
- lớp lipit kép
Câu 19: Inteferon có những khả năng nào sau đây?
- Chống virut
- Chống tế bào ung thư
- Tăng cường khả năng miễn dịch
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì những nguyên nhân nào sau đây?
- Virut không có cấu trúc tế bào như tế bào vật chủ
- Virut sử dụng nguyên liệu và năng lượng của tế bào vật chủ
- Virut phá hủy tế bào vật chủ khi chúng giải phóng ra ngoài
- 1, 2, 3
- 1, 3
2, 3
- 1, 2
Xem toàn bộ: Giải Ôn tập chương 6
Bình luận