Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài Ôn tập chương 5

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài Ôn tập chương 5 - sách Chân trời sáng tạo . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các kiểu dinh dưỡng sau:

  1. Quang tự dưỡng
  2. Hóa tự dưỡng
  3. Quang dị dưỡng
  4. Hóa dị dưỡng

Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 2: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  • quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
  • tự dưỡng và dị dưỡng
  • quang dưỡng và hóa dưỡng
  • hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng

Câu 3: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là

  • quang tự dưỡng
  • quang dị dưỡng
  • hóa tự dưỡng
  • hóa dị dưỡng

Câu 4: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 5: Cho các sản phẩm sau:

  1. Rượu
  2. Sữa chua
  3. Nước mắm
  4. Nước trái cây lên men

Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 6: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là

  • lactose
  • amino acid
  • ADP
  • ADP – glucose

Câu 7: Gôm là

  • một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường
  • một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường
  • một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường
  • một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường

Câu 8: Cho một số vai trò sau:

  1. Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô
  2. Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền
  3. Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus
  4. Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 9: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

  • Liên kết peptide
  • Liên kết hóa trị
  • Liên kết hydrogen
  • Liên kết glycoside

Câu 10: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là

  • pha tiềm phát
  • pha lũy thừa
  • pha suy vong
  • pha cân bằng

Câu 11: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây?

  1. Phân đôi
  2. Tiếp hợp
  3. Nảy chồi
  4. Bào tử
  • (1), (2), (3)
  • (1), (2), (4)
  • (1), (3), (4)
  • (2), (3), (4)

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

  1. Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
  2. Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
  3. Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
  4. Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu 13: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?

  • protein, vitamin
  • amino acid, vitamin
  • lipid, chất khoáng
  • carbohydrate, nucleic acid 

Câu 14: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

  • có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc
  • không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người
  • có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào
  • có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh

Câu 15: Khi nói về nội bào tử, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • Là một hình thức sinh sản của vi khuẩn
  • Là cấu trúc dạng tiềm sinh của vi khuẩn
  • Là một bào quan của vi khuẩn
  • Là một cơ quan sinh sản của vi khuẩn

Câu 16: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự phân đôi của vi khuẩn?

  • Có sự hình thành mezoxom
  • ADN mạch vòng của vi khuẩn lấy mezoxom làm điểm tựa để phân đôi
  • Có sự hình thành vách ngăn để ngăn một tế bào thành hai tế bào
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Ngoại bào tử là

  • Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng
  • Bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng
  • Bào tử được hình thành bên trong một tế bào sinh dưỡng
  • Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat

Câu 18: Nuôi cấy vi khuẩn uốn ván trong ống nghiệm sau đó đun nóng ở 80 độ C trong 10 phút; rồi lấy dịch nuôi cấy này tráng đều trên đĩa thạch thì vẫn thấy vi khuẩn uốn ván phát triển. Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng trên? 

  • Ở nhiệt độ cao vi khuẩn uốn ván hình thành bào tử sinh sản khi gặp điều kiện thuận lợi trên đĩa thạch thì bào tử nảy mầm phát triển
  • Ở nhiệt độ cao vi khuẩn uốn ván vẫn phát triển bình thường
  • Nhiệt độ 80 độ C không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn uốn ván 
  • Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn đính vào

Câu 19: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  • Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 20: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  • vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa
  • vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa
  • vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa
  • vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải Ôn tập chương 5


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác