Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học gồm: 

  • A. Quan sát, nuôi cấy các sinh vật, thực nghiệm khoa học.
  • B. Quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.
  • C. Làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, tách chiết enzyme.
  • D. Phân tích gene, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.

Câu 2: Thành tựu nào sau đây thuộc về tin sinh học?

  • A. Tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.
  • B. Tìm ra vaccine phòng chống nhiều bệnh như viêm gan B, covid-19, ung thư cổ tử cung.
  • C. Lai tạo thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và phẩm chất tốt.
  • D. Tìm ra nhiều giống vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

  • A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.
  • B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.
  • C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.
  • D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Câu 4: Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng loại quả nào sau đây?

  • A. Quả nho.
  • B. Quả chuối xanh.
  • C. Quả chanh.
  • D. Quả đu đủ xanh.

Câu 5: Mô tả nào sau đây phù hợp với sự thay đổi màu trong ống nghiệm khi đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict?

  • A. Xanh lục → vàng cam → kết tủa đỏ gạch.
  • B. Vàng cam → xanh lục → kết tủa đỏ gạch.
  • C. Kết tủa đỏ gạch → xanh lục → vàng cam.
  • D. Xanh lục → kết tủa đỏ gạch → vàng cam.

Câu 6: Hợp chất nào sau đây được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào”?

  • A. NADPH.
  • B. ATP.
  • C. ADP.
  • D. FADH2.

Câu 7: Enzyme là

  • A. Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • B. Chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • C. Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
  • D. Chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Có khoảng 25 nguyên tố hóa học thiết yếu.

(2) Có 2 loại nguyên tố thiết yếu: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

(3) Carbon là nguyên tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào.

(4) Các nguyên tố hóa học chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

Số phát biểu đúng khi nói về nguyên tố hóa học trong tế bào là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Trong thí nghiệm nhận biết glucose bằng phép thử Benedict, để đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict không nên dùng cách nào sau đây?

  • A. Đun cách thủy trên bếp điện.
  • B. Đun cách thủy trên ngọn lửa đèn cồn.
  • C. Hơ ống nghiệm qua lại trên ngọn lửa đèn cồn.
  • D. Đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Câu 10: Phân giải các chất trong tế bào là

 
  • A. Quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng.
  • B. Quá trình hình thành các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời giải phóng năng lượng.
  • C. Quá trình phá vỡ các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời tích lũy năng lượng.
  • D. Quá trình hình thành các liên kết trong các phân tử sinh học để tạo ra các phân tử nhỏ hơn đồng thời tích lũy năng lượng.

Câu 11: Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là

  • A. Không sử dụng năng lượng ánh sáng.
  • B. Không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron.
  • C. Không có vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
  • D. Không giải phóng O2 nên không góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?

  • A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
  • B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
  • C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.
  • D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.

Câu 13: Cho các đặc điểm sau:

 

(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.

(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.

(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.

Các đặc điểm chung của tế bào nhân thực là

  • A.(1), (3), (4).
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 14: Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa vì

  • A. Enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất tan trong nước.
  • B. Enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có màu trong suốt như nước.
  • C. Enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có kích thước vô cùng nhỏ.
  • D. Enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất khí bay hơi vào không khí.

Câu 15: Co nguyên sinh ở tế bào thực vật là hiện tượng

  • A. Không bào bị co lại.
  • B. Nhân tế bào bị co lại.
  • C. Cả tế bào thực vật bị co lại.
  • D. Khối nguyên sinh chất bị co lại.

Câu 16: Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại nên dùng lá thài lài tía?

  • A. Tế bào lá thài lài tía có không bào lớn nên dễ quan sát.
  • B. Tế bào lá thài lài tía có nhân hoàn chỉnh nên dễ quan sát.
  • C. Thài lài tía là một loài thực vật phổ biến, dễ thấy ở mọi nơi.
  • D. Tế bào lá thài lài tía có kích thước tế bào lớn và có màu sắc nên dễ quan sát.

Câu 17: Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sinh vật vì

  • A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
  • B. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
  • C. Các hoạt động sống cơ bản đều được thực hiện ở tế bào, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là nền tảng cho hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.
  • D. Các hoạt động sống cơ bản đều được thực hiện ở tế bào, hoạt động sống ở cấp độ cơ thể là nền tảng cho hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Câu 18: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
  • B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
  • C. Thường tham gia cấu tạo nên enzyme trong tế bào.
  • D. Là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng rất nhỏ.

Câu 19: Quá trình truyền tin trong tế bào gồm

  • A. 5 giai đoạn.
  • B. 4 giai đoạn.
  • C. 3 giai đoạn.
  • D. 2 giai đoạn.

Câu 20: Giai đoạn thu được nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào là

  • A. Đường phân.
  • B. Chu trình Krebs.
  • C. Hoạt hóa glucose.
  • D. Chuỗi truyền electron.

Câu 21: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), thời gian dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong càng nhanh thì

  • A. Hoạt tính của enzyme phân hủy protein càng yếu.
  • B. Hoạt tính của enzyme phân hủy protein càng mạnh.
  • C. Nồng độ của enzyme phân hủy protein càng cao.
  • D. Nồng độ của enzyme phân hủy protein càng thấp.

Câu 22: Bệnh do virus nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?

  • A. Bệnh SARS.
  • B. Bệnh AIDS.
  • C. Bệnh cúm.
  • D. Bệnh sởi.

Câu 23: Hai thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực là

  • A. Phospholipid vàcarbohydrate.
  • B. Protein và nucleic acid.
  • C. Phospholipid và protein.
  • D. Carbohydrate và phospholipid.

Câu 24: Ti thể được xem là "nhà máy điện" của tế bào vì

  • A. Ti thể có màng kép với màng ngoài trơn nhẵn và màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào.
  • B. Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.
  • C. Hình dạng, kích thước và số lượng của ti thể phụ thuộc vào loại tế bào, một tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể.
  • D. Ti thể có khả năng sinh ra điện sinh học giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản,...

Câu 25: Các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm

  • A. Nguyên tử, phân tử, bào quan, mô, tế bào.
  • B. Phân tử, bào quan, mô, tế bào, cơ thể, quần thể.
  • C. Mô, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
  • D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Câu 26: Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những loại vitamin nào sau đây?

  • A. Vitamin A, vitamin D, vitamin B, vitamin K.
  • B. Vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin B.
  • C. Vitamin A, vitamin C, vitaim K, vitamin E.
  • D. Vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.

Câu 27: Khi ăn dứa tươi, nếu ăn cả lõi sẽ bị rát lưỡi là do

  • A. Lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng cao.
  • B. Lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng thấp.
  • C. Lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng cao.
  • D. Lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng thấp.

Câu 28: Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì

  • A. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường mantose.
  • B. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glucose.
  • C. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường fructose.
  • D. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glactose.

Câu 29: Bào quan duy nhất tồn tại trong tế bào nhân sơ là

  • A. Ti thể.
  • B. Nhân.
  • C. Ribosome.
  • D. Không bào.

Câu 30: Mối quan hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên

  • A. Hoạt động sống ở cấp độ tế bào; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • B. Hoạt động sống ở cấp độ cơ thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • C. Hoạt động sống ở cấp độ quần thể; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.
  • D. Hoạt động sống ở cấp độ quần xã; sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

Câu 31: Khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết của nước vì lí do nào sau đây?

  • A. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu và là yếu tố quan trọng giúp thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Nước có tính chất phân cực giúp tạo liên kết với các hợp chất khác để hình thành nên tế bào.
  • C. Nước có nhiệt dung đặc trưng cao giúp ổn định nhiệt độ trong tế bào .
  • D. Nước tạo được sức căng bề mặt lớn giúp tế bào có thể di chuyển trên bề mặt của môi trường nước.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không phải là của các tế bào nhân sơ?

 
  • A. Có kích thước nhỏ dao động từ 1 μm đến 5 μm.
  • B. Nhân chưa có màng bọc.
  • C. Không có các bào quan có màng bao bọc.
  • D. Có hệ thống nội màng và bộ khung xương tế bào.

Câu 33: Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là

  • A. Giúp vi khuẩn tăng khả năng di chuyển.
  • B. Giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính.
  • C. Giúp vi khuẩn tăng khả năng tiết độc tố.
  • D. Giúp vi khuẩn tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Câu 34: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

  • A. Thành tế bào có vai trò bảo vệ tế bào.
  • B. Thành tế bào có vai trò quy định hình dạng của tế bào.
  • C. Thành tế bào có vai trò chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.
  • D. Thành tế bào có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc.

Câu 35: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
  • B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với protein.
  • C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
  • D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng.

Câu 36: Những bộ phậncủa tế bào nhân thực tham gia tổng hợp và vận chuyển một protein xuất bào là

  • A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  • B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  • C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, không bào, màng tế bào.
  • D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, lysosome, màng tế bào.

Câu 37: Tại sao khi làm tiêu bản tế bào nhân sơ cần có bước nhuộm mẫu vật?

  • A. Vì tế bào nhân sơ thường không có màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.
  • B. Vì tế bào nhân sơ thường có nhiều màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.
  • C. Vì tế bào nhân sơ thường có nhiều màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp tiêu bản có tính thẩm mĩ hơn.
  • D. Vì tế bào nhân sơ thường không có màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp tiêu bản có tính thẩm mĩ hơn.

Câu 38: Trong thí nghiệm co nguyên sinh, có thể giảm tốc độ co nguyên sinh của tế bào bằng cách

  • A. Tăng nồng độ NaCl.
  • B. Giảm nồng độ NaCl.
  • C. Bổ sung thêm HCl.
  • D. Bổ sung thêm NaOH.

Câu 39: Các phân tử tín hiệu estrogen, testosterone sẽ liên kết với loại thụ thể nào sau đây?

  • A. Thụ thể trên màng tế bào.
  • B. Thụ thể nằm bên trong tế bào chất.
  • C. Thụ thể nằm ngoài màng tế bào.
  • D. Thụ thể nằm trên lưới nội chất.

Câu 40: Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là

  • A. Không sử dụng năng lượng ánh sáng.
  • B. Không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron.
  • C. Không có vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
  • D. Không giải phóng O2 nên không góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác