Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi hầm thịt với dứa hoặc đu đủ thường nhanh mềm hơn vì

  • A. Trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải tinh bột.
  • B. Trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải lipid.
  • C. Trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải nucleic acid.
  • D. Trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải protein.

Câu 2: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa
  • B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa
  • C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau
  • D. Đồng hóa cung cấp năng lượng

Câu 3: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

  • A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Luôn ổn định

Câu 4: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là:

  • A. Quần thể
  • B. Nhóm quần thể
  • C. Quần xã
  • D. Hệ sinh thái

Câu 5: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

  1. Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
  2. Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
  3. Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
  4. Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (4)   
  • C (1), (3), (4)   
  • D. (2), (3), (4) 

Câu 6: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào

  • A. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong tế bào với môi trường.
  • B. Là sự chuyển đổi thông tin di truyền giữa tế bào và tế bào.
  • C. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin tế bào.
  • D. Là sự chuyển đổi tín hiệu giữa tế bào với môi trường nội bào.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

  • A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
  • B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
  • C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
  • D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 8: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? 

1) Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái 

2) Làm tăng lượng oxygen của không khí

3) Cung cấp thực phẩm cho con người

4) Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái

5) Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người

6) Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 9: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:

1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit

2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng

3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào

4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu tốn ATP

Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Nghiên cứu một số hoạt động sau

1) Tổng hợp protein

2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucose qua màng

3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch

4) Vận động viên đang nâng quả tạ

5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 11: Cho các nhận định sau:

(1) Glycogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm

(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây

(3) Glycogen do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng

(4) Tinh bột do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh

(5) Glycogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 12: Cho các nhận định sau:
(1) Glycogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm
(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây
(3) Glycogen do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng
(4) Tinh bột do nhiều phân tử glucose liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh
(5) Glycogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước
Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 13: Truyền tin cục bộ:

  • A. Duy nhất một tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.
  • B. Nhiều tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ nhiều tế bào.
  • C. Nhiều tế bào có thể tiếp nhận và đáp ứng với duy nhất một phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.
  • D. Nhiều tế bào có thể đồng thời tiếp nhận và đáp ứng với nhiều phân tử truyền tin được tạo ra từ một tế bào duy nhất ở gần chúng.

Câu 14: Saccharose là loại đường có trong

  • A. Cây mía.
  • B. Sữa động vật.
  • C. Mạch nha.
  • D. Tinh bột.

Câu 15: Bộ NST đặc trưng cho mỗi loài sinh vật bởi

  • A. Số lượng, trật tự sắp xếp các NST
  • B. Số lượng, hình dạng của NST
  • C. Cấu trúc và chức năng của NST
  • D. Bộ NST đơn bội hay bộ NST lưỡng bội

Câu 16: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

  • A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Luôn ổn định

Câu 17: Khái niệm phương pháp tin sinh học là:

  • A. Là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng tính toán và ghi chép, giúp lưu trữ và giữ gìn những cơ sở dữ liệu Sinh học.
  • B. Là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • C. Là ghi chép và thống kê các thông tin sinh học giúp xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
  • D. à phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

Câu 18: Cho các nhận định sau:

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau

(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học

Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: Các tế bào vi khuẩn, sinh vật lạ trong cơ thể được tế bào bạch cầu thực bào và phân hủy.

  • A. Ty thể
  • B. Lục lạp
  • C. Không bào
  • D. Lysosome

Câu 20: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?

  • A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các acid amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzyme protease
  • B. Khi môi trường thiếu nitrogen, vi sinh vật có thể khử amin của acid amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
  • C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitrogen, vi sinh vật có thể khử amin của acid amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
  • D. Nhờ có tác dụng của protease của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các acid amin

Câu 21: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

  • A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
  • B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là“aquaporin”
  • C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
  • D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng

Câu 22: Thành phần không có ở tế bào động vật là

  • A. Thành tế bào, diệp lục  
  • B. Không bào, màng tế bào
  • C. Không bào, thành tế bào
  • D. Màng tế bào, diệp lục

Câu 23: Khi nói về chuyển hóa vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này vị trí khác trong tế bào
  • B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
  • C. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào
  • D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào

Câu 24: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là

  • A. Tế bào hồng cầu  
  • B. Tế bào nấm men
  • C. Tế bào thực vật  
  • D. Tế bào vi khuẩn

Câu 25: Xét các bào quan sau: 

1. Trung thể; 2. Lưới nội chất; 3. Ribosime; 4. Lục lạp; 5. Ti thể; 6. Bộ máy Golgi; 7. Nhân

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1

Câu 26: Phát biểu không đúng khi nói về quá trình vận chuyển thụ động?

  • A. Vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lương ATP
  • B. Tốc độ vận chuyển thụ động phụ thuộc vào nồng độ chất tan ở 2 phía màng
  • C. Sự vận chuyển nước qua màng gọi là sự thẩm thấu
  • D. Trong môi trường ưu trương, tế bào động vật có thể bị vỡ do căng nước

Câu 27: Glucose dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành

  • A. Acid lactic, acid acetic, acid amin, etanol,...
  • B. Acid lactic, acid acetic, acid nucleic, etanol,...
  • C. Acid lactic, khí CO2, acid amin, etanol,...
  • D. Acid lactic, khí CO2, acid acetic, etanol,...

Câu 28: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn?

  • A. Vỏ nhày
  • B. Màng sinh chấT
  • C. Mạng lưới nội chất
  • D. Lông roi

Câu 29: Một học sinh tiến hành các bước làm tiêu bản vi khuẩn nhưng khi đưa tiêu bản đã làm lên kính hiển vi để quan sát thì không quan sát được hình ảnh của vi khuẩn. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình làm tiêu bản?

  • A. Cố định mẫu hoặc nhuộm mẫu vật.
  • B. Nhuộm mẫu vật hoặc rửa mẫu nhuộm.
  • C. Cố định mẫu hoặc rửa mẫu nhuộm.
  • D. Dàn mỏng mẫu và nhuộm mẫu vật.

Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?

  • A. Sản phẩm chỉ là acid lactic
  • B. Ngoài sản phẩm là acid lactic còn có rượu, acid acetic, CO2
  • C. Sản phẩm gồm acid lactic và CO2
  • D. Sản phẩm gồm acid lactic và O2
     

Câu 31: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?

  • A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các acid amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzyme protease
  • B. Khi môi trường thiếu nitrogen, vi sinh vật có thể khử amin của acid amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
  • C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitrogen, vi sinh vật có thể khử amin của acid amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
  • D. Nhờ có tác dụng của protease của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các acid amin

Câu 32: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?

  • A. Chất có kích thước nhỏ, mang điện
  • B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực
  • C. Chất có kích thước nhỏ
  • D. Chất có kích thước lớn

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng các hợp chất carbohydrate
  • B. Tất cả các loài thực vật đều hô hấp hiếu khí
  • C. Hô hấp hiếu khí là một quá trình oxi hóa các phân tử chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ
  • D. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là CO2 và H2O

Câu 34: Quan sát hình thái của hạt, chọn hai loại hạt đậu xanh. Từ đó, câu hỏi đặt ra là “Hình thái của hạt đậu xanh có liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh không?”.

Đây là bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?

  • A. Quan sát và đặt câu hỏi
  • B. Hình thành giải thuyết khoa học
  • C. Kiểm tra giả thuyết khoa học
  • D. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu

Câu 35: Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình:

  • A. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
  • B. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
  • C. Phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
  • D. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng

Câu 36: Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì

  • A. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường mantose.
  • B. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glucose.
  • C. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường fructose.
  • D. Trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glactose.

Câu 37: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình?

  • A. Sản phẩm chỉ là acid lactic
  • B. Ngoài acid lactic, sản phẩm còn có ethanol, acid acetic, CO2
  • C. Ngoài acid lactic, sản phẩm còn có ethanol, acid acetic, O2
  • D. Sản phẩm chỉ gồm acid amin

Câu 38: Bộ NST đặc trưng cho mỗi loài sinh vật bởi

  • A. Số lượng, trật tự sắp xếp các NST
  • B. Số lượng, hình dạng của NST
  • C. Cấu trúc và chức năng của NST
  • D. Bộ NST đơn bội hay bộ NST lưỡng bội

Câu 39: Ý nào sau đây là đúng?

  • A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa
  • B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa
  • C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau
  • D. Đồng hóa cung cấp năng lượng

Câu 40: Đâu là tiến trình theo đúng các bước của phương pháp nghiên cứu quan sát:

  • A. Xác định mục tiêu → Tiến hành → Báo cáo
  • B. Ghi chép → Tiến hành → Xác định mục tiêu → Báo cáo
  • C. Tiến hành → Ghi chép → Báo Cáo
  • D. Xác định mục tiêu → Ghi chép → Báo cáo → Tiến hành

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác