Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sinh học nghiên cứu về

  • A. Sự sống.
  • B. Con người.
  • C. Động vật.
  • D. Thực vật.

Câu 2: Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể sử dụng phương pháp

  • A. Quan sát.
  • B. Làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • C. Thực nghiệm khoa học.
  • D. Nuôi cấy tế bào.

Câu 3: Cấp độ tổ chức sống là

  • A. Cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • B. Cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • C. Cấp độ tổ chức của cơ thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
  • D. Cấp độ tổ chức của quần thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.

Câu 4: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng?

  • A. Bệnh bướu cổ.
  • B. Bệnh còi xương.
  • C. Bệnh cận thị.
  • D. Bệnh tự kỉ.

Câu 5: Gọi là tế bào nhân sơ vì

  • A. Chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
  • B. Không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
  • C. Chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
  • D. Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Câu 6: Carbon có vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tế bào vì

  • A. Carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào.
  • B. Carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các protein trong tế bào.
  • C. Carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các carbohydrate trong tế bào.
  • D. Carbon có thể tạo liên kết với nhau và với các nguyên tử khác để hình thành nên các lipid trong tế bào.

Câu 7: Để nhận biết đường glucose có thể dùng loại thuốc thử nào sau đây?

  • A. Iodine.
  • B. Nước.
  • C. Benedict.
  • D. Cloroform.

Câu 8: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ của phòng thí nghiệm.
  • B. Thời gian của thí nghiệm.
  • C. Lượng dung dịch albumin cho vào.
  • D. Ánh sáng của phòng thí nghiệm.

Câu 9: Gọi là tế bào nhân sơ vì

  • A. Chưa có màng bao bọc khối vật chất di truyền.
  • B. Không có vật chất di truyền trong khối tế bào chất.
  • C. Chưa có màng bao bọc khối tế bào chất.
  • D. Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn và thành tế bào của thực vật?

  • A. Thành tế bào của vi khuẩn mỏng còn thành tế bào của thực vật dày.
  • B. Thành tế bào của vi khuẩn nằm trong màng tế bào còn thành tế bào của thực vật nằm ngoài màng tế bào.
  • C. Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng cellulose.
  • D. Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng còn thành tế bào của thực vật có chức năng bảo vệ.

Câu 11: Ở tế bào vi khuẩn, vai trò của lông là

  • A. Giúp vi khuẩn tăng khả năng di chuyển.
  • B. Giúp vi khuẩn tăng khả năng bám dính.
  • C. Giúp vi khuẩn tăng khả năng tiết độc tố.
  • D. Giúp vi khuẩn tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng.

Câu 12: Trao đổi chất ở tế bào là

  • A. Quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.
  • B. Quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua màng tế bào.
  • C. Quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua thành tế bào.
  • D. Quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua thành tế bào.

Câu 13: Thiết bị hoặc dụng cụ nào sau đây thường không thể thiếu khi thực hành quan sát tế bào?

  • A. Dao nhỏ.
  • B. Kính hiển vi.
  • C. Đèn cồn.
  • D. Kim mũi mác.

Câu 14: Trong cấu trúc của tế bào, nước phân bố chủ yếu ở

  • A. Chất nguyên sinh.
  • B. Nhân tế bào.
  • C. Các bào quan.
  • D. Màng sinh chất.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp?

  • A. Ti thể có màng kép còn lục lạp có màng đơn.
  • B. Ti thể diễn ra sự tổng hợp ATP còn lục lạp không diễn ra sự tổng hợp ATP.
  • C. Ti thể có ở tế bào động vật và thực vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.
  • D. Ti thể có khả năng tự nhân lên còn lục lạp không có khả năng tự nhân lên.

Câu 16: Cho tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó, chuyển tế bào này sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Môi trường A và môi trường B thuộc loại môi trường nào?

  • A. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương.
  • B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương.
  • C. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương.
  • D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương.

Câu 17: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo

  • A. Lactozo
  • B. Xenlulozo
  • C. Kitin
  • D. Saccarozo

Câu 18: Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmon này là?

  • A. Steroit
  • B. Phôtpholipit
  • C. Dầu thực vật
  • D. Mỡ động vật

Câu 19: Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo những con đường nào?

  • A. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
  • B. Hô hấp hiếu khí và lên men.
  • C. Hô hấp kị khí và lên men.
  • D. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.

Câu 20: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ.

(2) Sống kí sinh và gây bệnh.

(3) Chưa có nhân chính thức.

(4) Cơ thể chỉ có một tế bào.

(5) Sinh sản rất nhanh.

Những đặc điểmcó ở tất cả các loại vi khuẩnlà

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (1), (2), (4), (5).
  • C. (2), (3), (4), (5).
  • D. (1), (3), (4), (5).

Câu 21: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm

  • A. Thu tinh bột.
  • B. Thu protein.
  • C. Thu enzyme phân giải protein.
  • D. Thu enzyme phân giải tinh bột.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về lipid?

  • A. Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  • B. Đều có đặc tính chung là kị nước (không tan trong nước).
  • C. Chỉ có chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • D. Đều có cấu trúc lưỡng cực với một đầu ưa nước và đuôi acid béo kị nước.

Câu 23: Thế năng là năng lượng tiềm ẩn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Thế năng được tiềm ẩn dưới các dạng nào sau đây?

1) Có ở các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ

2) Có ở các phản ứng trong tế bào

3) Có được do sự chênh lệch nồng độ H+ở trong và ở ngoài màng

4) Có được do sự chênh lệch điện tích ở hai bên màng tế bào

  • A. 1, 2
  • B. 1, 3, 4
  • C. 1, 2, 3
  • D. 2, 3, 4 

Câu 24: Trong tế bào, năng lượng được tích lũy chủ yếu dưới dạng

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Cơ năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Điện năng.

Câu 25: Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein, nếu không sử dụng mẫu vật là dứa, ta có thể thay thế bằng

  • A. Đu đủ.
  • B. Táo.
  • C. Lê.
  • D. Dưa hấu. 

Câu 26: Sơ đồ đúng về quá trình tổng hợp nên là acid nucleic là

  • A. Bazo nito + đường 5 cacbon + acid photphoric → nucleotit → acid nucleic
  • B. Bazo nito + đường 5 cacbon + acid amin → acid phosphoric → acid nucleic
  • C. Bazo nito + đường 5 cacbon + acid amin → acid phosphoric → acid nucleic
  • D. Glixerol + acid béo → nucleotit → acid nucleic

Câu 27: Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua 4 cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, ……. và truyền tin qua synapse. Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ……. là

  • A. Truyền tin hóa học.
  • B. Truyền tin trung gian.
  • C. Truyền tin gián tiếp.
  • D. Truyền tin nội tiết.

Câu 28: Cho các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: (1) cơ thể, (2) tế bào, (3) quần thể, (4) quần xã, (5) hệ sinh thái. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  • A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.
  • B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
  • C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.
  • D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.

Câu 29: Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là

  • A. Chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
  • B. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
  • C. Nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.
  • D. Nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

Câu 30: Trình tự nào dưới đây là đúng khi mô tả về quy trình làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ?

  • A. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu → Quan sát tiêu bản → Rửa mẫu nhuộm.
  • B. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu → Rửa mẫu nhuộm → Quan sát tiêu bản.
  • C. Nhuộm mẫu → Cố định mẫu → Rửa mẫu nhuộm → Quan sát tiêu bản.
  • D. Nhuộm mẫu → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản → Rửa mẫu nhuộm.

Câu 31: Vì sao khi hong khô vết bôi vi khuẩn trên ngọn lửa đèn cồn cần hơ nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn?

  • A. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị vỡ ra.
  • B. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị dài ra.
  • C. Vì tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái của vi khuẩn.
  • D. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị mất màu.

Câu 32: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do

  • A. Tế bào động vật không có không bào trung tâm.
  • B. Tế bào động vật không có thành tế bào.
  • C. Tế bào thực vật có màng bán thấm.
  • D. Thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.

Câu 33: Protein chỉ thực hiện được chức năng sinh học khi có cấu trúc không gian bậc mấy?

  • A. Bậc 1 và bậc 2.
  • B. Bậc 3 và bậc 4.
  • C. Bậc 1 và bậc 3.
  • D. Bậc 2 và bậc 3.

Câu 34: Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là:

  • A. Cơ năng và quang năng
  • B. Hóa năng và động năng
  • C. Thế năng và động năng
  • D. Hóa năng và nhiệt năng 

Câu 35: Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để thay thế cho dung dịch albumin mà vẫn không làm thay đổi kết quả?

  • A. Dung dịch lòng trắng trứng.
  • B. Dung dịch nước ép bưởi.
  • C. Dung dịch nước ép nho.
  • D. Dung dịch nước ép táo.

Câu 36: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là

  • A. Ánh sáng và độ ẩm.
  • B. Độ ẩm và nhiệt độ.
  • C. Nhiệt độ và ánh sáng.
  • D. Độ pH và nhiệt độ.

Câu 37: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?

  • A. Do khoảng cách từ tế bào tiết đến các tế bào đích là khác nhau.
  • B. Do các hình dạng, kích thước và thông tin di truyền ở các tế bào là khác nhau.
  • C. Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau.
  • D. Do sự dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào đích là một quá trình ngẫu nhiên và có thể phát sinh đột biến.

Câu 38: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan cao hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

  • A. Ưu trương.
  • B. Đẳng trương.
  • C. Nhược trương.
  • D. Bão hoà.

Câu 39: Để quan sát nhiễm sắc thể cần phải sử dụng kĩ thuật

  • A. Giải phẫu tế bào.
  • B. Tách chiết nhiễm sắc thể.
  • C. Làm tiêu bản nhiễm sắc thể.
  • D. Nuôi cấy tế bào động vật, thực vật.

Câu 40: Cho một số hoạt động sau:

(1) Tế bào thận vận chuyển chủ động glucose qua màng.

(2) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.

(3) Vận động viên đang nâng quả tạ.

(4) Vận chuyển nước qua màng sinh chất.

Trong các hoạt động trên, số hoạt động cần tiêu tốn năng lượng ATP là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác