Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?

  • A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
  • B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
  • C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
  • D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.

Câu 2: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là

  • A. nguyên phân và giảm phân.
  • B. giảm phân và hình thành giao tử.
  • C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  • D. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).

Câu 3: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở

  • A. pha G2.
  • B. pha S.
  • C. pha G2.
  • D. pha M.

Câu 4: Quá trình nguyên phân gồm

  • A. 3 kì.
  • B. 4 kì.
  • C. 5 kì.
  • D. 6 kì.

Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 6: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do

  • A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
  • B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
  • C. tế bào thực vật có thành cellulose.
  • D. tế bào thực vật có không bào lớn.

Câu 7: Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.
  • B. Tạothuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
  • C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
  • D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Câu 8: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Tế bào sinh dục sơ khai.
  • C. Tế bào sinh dục chín.
  • D. Tế bào giao tử.

Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

  • A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
  • B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
  • C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
  • D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân?

  • A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
  • B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
  • C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
  • D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 11: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

  • A. 72.
  • B. 12.
  • C. 24.
  • D. 48.

Câu 12: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường?

  • A. Hàm lượng nitrogen.
  • B. Hormone sinh trưởng.
  • C. Enzyme chuyển hóa.
  • D. Hàm lượng carbohydrate.

Câu 13: So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?

  • A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
  • B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
  • C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
  • D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.

Câu 14: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?

  • A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
  • B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
  • C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
  • D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.

Câu 15: Cấy truyền phôi ở động vật là

  • A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
  • B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
  • C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
  • D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?

  • A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
  • B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
  • C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
  • D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.

Câu 17: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

  • A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
  • B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
  • C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
  • D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.

Câu 18: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?

  • A. Vi khuẩn.
  • B. Vi nấm.
  • C. Vi tảo.
  • D. Động vật nguyên sinh.

Câu 19: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
  • B. tự dưỡng và dị dưỡng.
  • C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
  • D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 20: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là

  • A. quang tự dưỡng.
  • B. quang dị dưỡng.
  • C. hóa tự dưỡng.
  • D. hóa dị dưỡng.

Câu 21: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

A. xử lí rác thải.

B. sản xuất nước mắm.

C. sản xuất sữa chua.

D. tổng hợp chất kháng sinh.

Câu 22: Dựa trên khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết bằng cách sử dụng các enzyme và năng lượng nội bào của vi sinh vật, có thể ứng dụng vi sinh vật để

  • A. xử lí rác thải.
  • B. sản xuất nước mắm.
  • C. sản xuất sữa chua.
  • D. tổng hợp chất kháng sinh.

Câu 23: Vì sao có thể bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô, bảo quản lạnh, ngâm trong dung dịch đường?

  • A. Vì vi sinh vật chỉ sinh độc tố gây hại trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • B. Vì vi sinh vật chỉ sinh ra độc tố trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.
  • C. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • D. Vì vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường.

Câu 24: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

  • A. Lactococcus lactis.
  • B. Aspergillus oryzae.
  • C. Bacillus thuringiensis.
  • D. Saccharomyces cerevisiae.

Câu 25: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng.
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng.
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng.

Câu 26: Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích

  • A. giảm nhiệt độ môi trường lên men.
  • B. tăng nhiệt độ môi trường lên men.
  • C. cung cấp giống vi khuẩn lên men.
  • D. tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Câu 27: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?

(1) Có trạng thái đông tụ

(2) Có màu trắng sữa

(3) Có vị chua nhẹ

(4) Có trạng thái tách nước nhẹ

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (3), (4).

Câu 28: Để muối chua rau cải ta cần bao nhiêu nguyên liệu sau đây?

(1) Rau cải

(2) Muối

(3) Nước

(4) Rượu trắng

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 29: Khi muối dưa chua, cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm

  • A. tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển.
  • B. tạo điều kiện thoáng khí cho vi khuẩn lactic phát triển.
  • C. tạo điều kiện để dưa cải thành phẩm có độ mặn đồng đều.
  • D. tạo điều kiện để dưa cải thành phẩm có độ giòn hơn.

Câu 30: Dưa muối thành phẩm đạt yêu cầu không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Có vị chua, giòn.
  • B. Có mùi thơm.
  • C. Có nhiều bọt khí.
  • D. Có màu vàng.

Câu 31: Trong quá trình lên men trái cây, không nên đậy nắp quá kín nhằm

  • A. tạo điều kiện để cho khí CO2 tạo ra được thoát ra ngoài.
  • B. tạo điều kiện để cho khí O2 tạo ra được thoát ra ngoài.
  • C. tạo điều kiện để cho khí N2 tạo ra được thoát ra ngoài.
  • D. tạo điều kiện để cho khí H2 tạo ra được thoát ra ngoài.

Câu 32: Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình

  • A. lên men lactic.
  • B. lên men rượu.
  • C. lên men acetic.
  • D. lên men propionic.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn?

  • A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  • B.Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng.
  • C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên.
  • D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

Câu 34: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là

  • A. capsomer.
  • B. glycoprotein.
  • C. glycerol.
  • D. nucleotide.

Câu 35: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus?

  • A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép.
  • D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.

Câu 36: Dựa vào đặc điểm nào của virus mà người ta có thể sử dụng virus làm vector chuyển gene?

  • A. Virus có thể được nuôi cấy trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn nên có thể dễ dàng nuôi cấy để làm vector chuyển gene.
  • B. Virus có một số đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
  • C. Virus luôn chứa vật chất di truyền là DNA nên có thể tổng hợp được các sản phẩm cần thiết cho con người.
  • D. Virus tồn tại trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn nên có thể thu nhận để làm vector chuyển gene mà không gây tốn chi phí.

Câu 37: Bước nào sau đây không có trong quy trình sử dụng virus làm vector sản xuất các chế phẩm sinh học?

  • A. Tạo vector virus tái tổ hợp.
  • B. Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
  • C. Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
  • D. Nuôi virus để thu sinh khối.

Câu 38: Dựa vào đặc điểm nào sau đây của virus mà người ta có thể sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus?

  • A. Một số virus có khả năng gây bệnh cho cây trồng.
  • B. Một số virus có khả năng gây bệnh cho con người.
  • C. Một số virus có khả năng gây bệnh cho động vật.
  • D. Một số virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng.

Câu 39: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang?

  • A. Lây lan qua đường hô hấp.
  • B. Lây lan qua đường tiêu hóa.
  • C. Lây truyền từ mẹ sang con.
  • D. Lay lan qua đường tình dục.

Câu 40: Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì

  • fr
  • B. tế bào thực vật có không bào trung tâm.
  • C. tế bào thực vật có lục lạp.
  • D. tế bào thực vật có kích thước lớn.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: trắc nghiệm kì 2 Sinh học 10 chân trời sáng tạo, tổng hợp trắc nghiệm ôn tập kì 2 Sinh học 10 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm ôn kì 2 Sinh học 10 chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác