Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm
A. virus trần và virus có vỏ ngoài.
- B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp.
- C. virus DNA và virus RNA.
- D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người.
Câu 2: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?
A. Vi khuẩn.
- B. Vi nấm.
- C. Vi tảo.
- D. Động vật nguyên sinh.
Câu 3: Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor nhằm mục đích
- A. sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da.
- B. bảo quản giống vi sinh vật.
C. xử lí nước thải.
- D. tạo giống vi sinh vật mới.
Câu 4: Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây?
- A. Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài.
B. Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid.
- C. Loại vật chất di truyền.
- D. Loại vật chủ.
Câu 5: Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác.Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
- B. quang dị dưỡng.
- C. hóa dị dưỡng.
- D. hóa tự dưỡng.
Câu 6: Virus có thể kí sinh ở bao nhiêu sinh vật trong các sinh vật sau đây?
(1) Vi khuẩn
(2) Nấm
(3) Thực vật
(4) Động vật
(5) Người
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 7: Sinh trưởng ở vi khuẩn cần được xem xét trên phạm vi quần thể vì
- A. vi khuẩnhoàn toànkhông có sự thay đổi về kích thước và khối lượng.
B. khó nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng của tế bào vi khuẩn.
- C. vi khuẩn có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
- D. khó nhận ra sự tồn tại, phát triển của tế bào vi khuẩn trong môi trường tự nhiên.
Câu 8: Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp?
(1) SARS – CoV – 2
(2) Cúm
(3) Sởi
(4) Viêm gan B
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
- A. Độ ẩm.
- B. Nhiệt độ.
C. Độ pH.
- D. Ánh sáng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập giữa phage và virus có vỏ ngoài?
- A. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài.
B. Ở phage, nucleic acid được bơm vào tế bào chất còn vỏ nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid.
- C. Ở phage, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài. Ở virus có vỏ ngoài, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid.
- D. Ở phage, nucleocapsid được đưa vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng nucleic acid. Ở virus có vỏ ngoài, vỏ capsid được bơm vào tế bào chất còn nucleic acid nằm bên ngoài.
Câu 11: Cho các biện pháp sau:
(1) Không hút thuốc lá
(2) Tập thể dục thường xuyên
(3) Hạn chế ăn thức ăn nhanh
(4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
(5) Khám sàng lọc định kì
Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 12: Bước nào sau đây không có trong quy trình sử dụng virus làm vector sản xuất các chế phẩm sinh học?
- A. Tạo vector virus tái tổ hợp.
- B. Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
- C. Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
D. Nuôi virus để thu sinh khối.
Câu 13: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19?
- A. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2.
B. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí.
- C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh.
- D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với que cấy thẳng?
- A. Được làm bằng kim loại.
B. Được làm bằng thủy tinh.
- C. Có đầu nhọn (thẳng).
- D. Có khả năng trích sâu trên môi trường đặc.
Câu 15: Pha nào sau đây chỉ có ở nuôi cấy vi khuẩn không liên tục?
- A. Pha lũy thừa.
- B. Pha tiềm phát.
- C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 16: Khuẩn lạc vi khuẩn thường có đặc điểm nào sau đây?
- A. Thường lan rộng, dạng sợi dài, xốp, có nhiều màu sắc.
- B. Thường khô, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.
C. Thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc.
D. Thường nhầy ướt, tròn đều, lồi ở tâm và có màu trắng sữa.
Câu 17: Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo của virut dưới đây. Thành phần cấu tạo gồm các số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự lần lượt là
- A. vỏ capsid, vỏ ngoài, lõi nucleic acid, gai glycoprotein.
B. vỏ ngoài, vỏ capsid, lõi nucleic acid, gai glycoprotein.
- C. vỏ capsid, gai glycoprotein, lõi nucleic acid, vỏ ngoài.
- D. gai glycoprotein, vỏ capsid, lõi nucleic acid, vỏ ngoài.
Câu 18: Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
- A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
- C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
- D. Giữ khoảng cách với người khác.
Câu 19: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng
- A. phân đôi.
- B. nảy chồi.
C. bào tử trần.
- D. tiếp hợp.
Câu 20: Cho các thành tựu sau đây:
(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.
(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.
(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 21: Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm 2 giai đoạn là
- A. nguyên phân và giảm phân.
- B. giảm phân và hình thành giao tử.
- C. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
D. kì trung gian và phân chia tế bào (pha M).
Câu 22: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
- B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
- C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
- D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
(2) Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở cả vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
(3) Một số động vật nguyên sinh có cả 2 hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
(4) Bản chất của quá trình sinh sản vô tính ở vi sinh vật là quá trình nguyên phân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về sinh sản ở vi sinh vật là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 24: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?
- A. Đầu pha lũy thừa.
B. Cuối pha lũy thừa.
- C. Đầu pha tiềm phát.
- D. Cuối pha cân bằng.
Câu 25: Dựa vào đặc điểm nào sau đây của virus mà người ta có thể sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus?
- A. Một số virus có khả năng gây bệnh cho cây trồng.
- B. Một số virus có khả năng gây bệnh cho con người.
- C. Một số virus có khả năng gây bệnh cho động vật.
D. Một số virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng.
Câu 26: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình dưới đây:
Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả
A. kì sau của giảm phân I.
- B. kì sau của nguyên nhân.
- C. kì sau của giảm phân II.
- D. kì giữa của nguyên phân.
Câu 27: Virus RNA có tỉ lệ đột biến cao hơn virus DNA vì
A. virus RNA không có khả năng tự sửa chữa khi sao chép.
- B. virus RNA có khả năng nhân lên nhanh chóng hơn virus DNA.
- C. virus RNA có khả năng lây nhiễm trên nhiều đối tượng vật chủ.
- D. virus RNA không có khả năng chống lại sự bảo vệ của hệ miễn dịch.
Câu 28: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở
- A. pha G2.
B. pha S.
- C. pha G2.
- D. pha M.
Câu 29: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
- A. protein, vitamin.
B. amino acid, vitamin.
- C. lipid, chất khoáng.
- D. carbohydrate, nucleic acid.
Câu 30: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus tạo giống cây trồng?
A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
- B. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
- C. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
- D. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.
Câu 31: Gôm là
- A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
- B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
- D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
Câu 32: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?
- A. Protease.
- B. Lipase.
C. Nulease.
- D. Amylase.
Câu 33: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này?
- A. Độ ẩm.
- B. Nhiệt độ.
C. Độ pH.
- D. Ánh sáng.
Câu 34: Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là
- A. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối.
- B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối.
C. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
- D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.
Câu 35: Dựa vào đặc điểm nào của virus mà người ta có thể sử dụng virus làm vector chuyển gene?
- A. Virus có thể được nuôi cấy trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn nên có thể dễ dàng nuôi cấy để làm vector chuyển gene.
B. Virus có một số đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.
- C. Virus luôn chứa vật chất di truyền là DNA nên có thể tổng hợp được các sản phẩm cần thiết cho con người.
- D. Virus tồn tại trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn nên có thể thu nhận để làm vector chuyển gene mà không gây tốn chi phí.
Câu 36: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?
- A. Kì đầu.
- B. Kì giữa.
- C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 37: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết peptide.
- B. Liên kết hóa trị.
- C. Liên kết hydrogen.
- D. Liên kết glycoside.
Câu 38: Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 39: Cho các bước sau:
(1) Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.
(2) Tạo vector virus tái tổ hợp.
(3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn.
Trình tự các bước sử dụng virus làm vector và sản xuất các chế phẩm sinh học là
- A. (1) → (2) → (3).
- B. (1) → (3) → (2).
C. (2) → (3) → (1).
- D. (2) → (1) → (3).
Câu 40: Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm
A. ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
- B. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.
- C. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hậu môn.
- D. ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II
Bình luận