Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở một loài khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
- A. 8
- B. 24
C. 12
- D. 48
Câu 2: Xác định: Điểm khác nhau căn bản giữa quá trình hình thành tinh trùng ở động vật và quá trình hình thành tinh tử ở thực vật hạt kín?
- A. Ở thực vật giảm phân tạo ra 4 hạt phấn, để tạo thành tinh tử cần có quá trình nguyên phân trong khi đó ở động vật quá trình giảm phân tạo 4 tinh trùng.
B. Ở thực vật quá trình giảm phân tạo 2 hạt phấn, các hạt phấn tiếp tục nguyên phân tạo ra tinh tử n trong khi ở động vật thì từ tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng.
- C. Ở thực vật quá trình giảm phân tạo ra 2 hạt phấn đơn bội kép, còn ở động vật tạo 4 tinh trùng đơn bội.
- D. Ở động vật quá trình giảm phân tạo 4 tinh trùng trong khi đó ở thực vật quá trình giảm phân tạo 4 hạt phấn, các hạt phấn n dung hợp với noãn để tạo hợp tử.
Câu 3: Các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học được gọi là
A. chế phẩm sinh học.
- B. chất kháng sinh.
- C. interferon.
- D. sản phẩm tái tổ hợp.
Câu 4: Thực chất của quá trình lên men trái cây là
A. quá trình lên men rượu.
- B. quá trình lên men giấm.
- C. quá trình lên men lactic.
- D. quá trình tổng hợp đường.
Câu 5: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus tạo giống cây trồng?
A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng.
- B. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng.
- C. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng.
- D. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng.
Câu 6: Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên.
A. 32 triệu
- B. 16 triệu
- C. 64 triệu
- D. 128 triệu
Câu 7: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất bánh mì?
- A. Lactococcus lactis.
- B. Aspergillus oryzae.
- C. Bacillus thuringiensis.
D. Saccharomyces cerevisiae.
Câu 8: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong.
- B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong.
- C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng.
- D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng.
Câu 9: Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích để
- A. tạo vị mặn cho dưa.
- B. giúp dưa nhanh chua hơn.
C. ức chế các vi sinh vật gây thối.
- D. kích thích quá trình lên men.
Câu 10: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra:
A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
- B, hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
- C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
- D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn
Câu 11: Tại sao phải để nguội hỗn hợp sữa nguyên liệu (khoảng 40 oC) trước khi cho hộp sữa chua làm men giống vào?
A. Vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn lactic giống bị chết.
B. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm độ pH của nguyên liệu.
- C. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm vi khuẩn lactic giống bị đột biến.
- D. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nguyên liệu.
Câu 12: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có
- A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
- B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
- D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây đúng với sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Chỉ có hình thức sinh sản vô tính.
- B. Chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
- C. Có cả 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- D. Chưa có hình thức sinh sản.
Câu 14: Khi nuôi cấy trên môi trường đặc thích hợp, từ một tế bào vi khuẩn ban đầu sẽ phát triển thành
- A. một quần thể tế bào vi khuẩn đa dạng về chủng loài.
B. một quần thể tế bào vi khuẩn thuần nhất về chủng loài.
- C. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng tròn, màu trắng sữa.
- D. một quần thể tế bào vi khuẩn có hình dạng sợi, màu hồng cam.
Câu 15: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
- A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới và được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
- B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới nhưng được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
- D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới và liên tục được lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy.
Câu 16: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :
- A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
- B. cấy truyền phôi
- C. chuyển gen từ vi khuẩn
D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo
Câu 17: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:
(1) Ở kì giữa I và kì giữa II, NST đều xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(2) Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
(3) Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào diễn ra ở kì sau I.
(4) Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước khi bước vào giảm phân II.
Số phát biểu đúng là
- A. 0.
B. 1.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân?
A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
- B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
- C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
- D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 19: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này là
- A. 40.
B. 80.
- C. 120.
- D. 160.
Câu 20: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
- A. AAaa
B. Aaaa.
- C. AAAa.
- D. aaaa
Câu 21: Ở ruồi giấm 2n = 8 có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì đầu của giảm phân II là bao nhiêu?
A. 4
- B. 8
- C. 0
- D. 16
Câu 22: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân?
- A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
- C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.
- D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.
Câu 23: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?
- A. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST
B. Là nơi NST bám và giúp NST phân ly về các cực của tế bào
- C. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào
- D. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép
Câu 24: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phôtphođieste nối giữa các nuclêôtít. Gen trội D có chứa 17.5% số nuclêôtit loại T. Gen lặn d có A=G=25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra
- A. Giao tử có 1050 A
- B. Giao tử có 1500 G
- C. Giao tử co 1275 T
D. Giao tử có 1725 X
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau giữa virus độc và virus ôn hòa?
- A. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa cũng không thể nhân lên nhưng tiết chất dinh dưỡng để nuôi tế bào chủ.
- B. Virus độc không thể nhân lên nhưng tiết chất độc phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa thì có thể nhân lên và làm phá vỡ tế bào chủ.
C. Virus độc xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.
- D. Virus độc gắn bộ gen vào bộ gen tế bào chủ, không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ. Virus ôn hòa xâm nhập, nhân lên và phá vỡ tế bào chủ
Câu 26: Loại virut nào sau đây có ADN là vật chất di truyền của nó?
- A. Virus khảm thuốc lá
- B. Virus khảm khoai tây
C. Virus khảm cà chua
- D. Virus khảm hoa súp lơ
Câu 27: Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới?
- A. Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ
- B. Người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ
- C. Người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn
D. Cả BC
Câu 28: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
- B. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.
C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.
- D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.
Câu 29: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?
- A. Biệt hóa và phản biệt hóa.
- B. Nguyên phân liên tục.
- C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.
D. Giảm phân liên tục.
Câu 30: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
- A. Tế bào sinh dưỡng.
- B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào sinh dục chín.
- D. Tế bào giao tử.
Câu 31: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?
A. Kì đầu
- B. Kì sau
- C. Kì cuối
- D. Kì giữa
Câu 32: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:
- A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống
- B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.
C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống
- D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới
Câu 33: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là
A. capsomer
- B. glycoprotein
- C. glycerol
- D. nucleotide
Câu 34: Loại que cấy nào sau đây được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng?
- A. Que cấy thẳng.
- B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
- D. Que cấy trang.
Câu 35: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật?
- A. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
- B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
C. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
- D. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.
Câu 36: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần
B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần
- C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục
- D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất
Câu 37: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do
- A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
- B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
C. tế bào thực vật có thành cellulose.
- D. tế bào thực vật có không bào lớn.
Câu 38: Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm
A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B
- B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A
- C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A
- D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B
Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus?
- A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm)
B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản
- C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA
- D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ
Câu 40: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :
- A. Cừu cho nhân
- B. Cừu cho trứng
C. Cừu cho nhân và cho trứng
- D. Cừu mẹ
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo kì II
Bình luận