Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 5 Thuyền trưởng tàu viễn dương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 5 Thuyền trưởng tàu viễn dương - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Địa danh nào sau đây là quê hương của Lưu Quang Vũ?
A. Phú Thọ
- B. Ninh Bình
- C. Bắc Ninh
- D. Nghệ An
Câu 2: Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Trí thức
- B. Công giáo
- C. Nông dân
- D. Giàu có
Câu 3: Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưu Quang Vũ làm công việc gì?
- A. Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô....
B. Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.
- C. Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu.
- D. Vẽ tranh thuê.
Câu 4: Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm nào?
- A. Lời nói dối cuối cùng.
- B. Nàng Xi-ta.
- C. Lời thề thứ 9.
D. Sống mãi tuổi 17.
Câu 5: Lưu Quang Vũ mất trong hoàn cảnh nào?
- A. Trong chiến đấu.
- B. Bệnh tật.
C. Tai nạn giao thông.
- D. Bị hãm hại.
Câu 6: Đâu là nhận xét đúng nhất về Lưu Quang Vũ?
- A. Tinh tế và đôn hậu.
- B. Phóng khoảng và cá tính.
C. Đa tài nhưng bất hạnh.
- D. Hay buồn bã, u sầu.
Câu 7: Đâu là phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ?
A. Quan tâm đến quan niệm sống và nhân cách con người.
- B. Nhẹ nhàng, sâu lắng.
- C. Gắn bó và phản ánh sâu sắc cách mạng.
- D. Quan tâm và đi sâu vào đời sống người lao động.
Câu 8: Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
- A. 1994
- B. 1996
- C. 1998
D. 2000
Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lưu Quang Vũ?
- A. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- B. Hương cây
- C. Tôi và chúng ta
D. Truyện Anh Lục
Câu 10: Ai là tác giả của văn bản "Thuyền trưởng tàu viễn dương"?
- A. Học Phi
- B. Thế Lữ
- C. Nguyễn Huy Tưởng
D. Lưu Quang Vũ
Câu 11: Thể loại của văn bản là gì?
- A. Chính kịch
B. Hài kịch
- C. Bi kịch
- D. Truyện cười
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Ông Toàn Nha là chủ tịch xã Cà Hạ.
B. Xoan là con gái ông Toàn Nha.
- C. Hưng là bạn trai của Nhàn.
- D. Tiến là thợ lái tàu cùng Hưng.
Câu 13: Hãy cho biết về bối cảnh của đoạn kịch?
A. Ở bờ sông, trên boong chiếc tàu kéo.
- B. Ở Ủy ban nhân dân xã.
- C. Ở trên con tàu viễn dương.
- D. Tất cả đáp án trên.
Câu 14: Hưng lúc ban đầu định làm gì?
- A. Quay lại tìm Nhàn, nói thật tất cả.
B. Tìm cách rời khỏi con tàu, né tránh việc gặp Nhàn và người xã Cà Hạ.
- C. Bốc dỡ phân đạm cho người dân xã.
- D. Tất cả đáp án trên.
Câu 15: Hưng đã né tránh việc gặp Nhàn bằng cách nào?
- A. Bơi qua sông.
- B. Trốn dưới nước.
- C. Trốn trong khoang tàu.
D. Chui vào một cái hòm.
Câu 16: Khi Xoan ngồi xuống cái hòm thì phát hiện ra vấn đề gì?
- A. Trong hòm có chuột.
B. Trong hòm có tiếng gì đó như hơi thở.
- C. Trong hòm có xác chết.
- D. Trong hòm có đồ bất hợp pháp.
Câu 17: Những chỗ in nghiêng trong văn bản là:
A. Chỉ dẫn sân khấu.
- B. Bối cảnh vở kịch.
- C. Lời người dẫn chuyện.
- D. Tất cả đáp án trên.
Câu 18: Mỗi khi Tiến cố gắng giục Nhàn và Xoan tiến hành bốc hàng thì họ đã làm gì?
- A. Ngay lập tức triển khai bốc dỡ hàng hóa.
- B. Yêu cầu Tiến trình các giấy tờ chứng minh chất lượng của hàng hóa và hóa đơn.
- C. Không muốn đi thực hiện ngay mà muốn ngồi nói chuyện, ngắm ngía con tàu.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 19: Khi Xoan nói về việc có quen một anh thuyền trưởng tàu viễn dương, tại sao Nhàn lại ngắt lời?
- A. Vì Nhàn vốn đã biết được sự thật.
- B. Vì Nhàn ngại ngùng.
- C. Vì Nhàn không muốn Xoan làm mất mặt.
D. A và B đúng.
Câu 20: Xung đột ở đoạn đầu cuộc nói chuyện giữa Tiến và Hưng là gì?
- A. Tiến yêu cầu Hưng bằng bất cứ giá nào cũng phải đi gặp Nhàn để xin lỗi nhưng Hưng không đồng ý.
- B. Tiến và Hưng bất đồng về giá cả chở hàng.
- C. Về chuyền Hưng lỡ bốc phét mình là thuyền trưởng tàu viễn dương và giờ gặp tình huống khó xử.
D. Tất cả các đáp án trên.
Bình luận