Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập bài 6: Hồ Chí Minh - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức Ôn tập bài 6: Hồ Chí Minh - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các địa danh sau, địa danh nào chỉ đúng quê hương Hồ Chí Minh? 

  • A. Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An 
  • B. Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An 
  • C. Làng Sen, Kim Liên, Nghệ An 
  • D. Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh 

Câu 2: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào? 

  • A. 1930 
  • B. 1923 
  • C. 1911 
  • D. 1912 

Câu 3: Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác? 

  • A. Kí và các tiểu phẩm 
  • B. Các truyện ngắn
  • C. Thơ ca 
  • D. Văn chính luận

Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

  • A. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng 
  • B. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học 
  • C. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng 
  • D. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng 

Câu 5: Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng? 

  • A. Đa dạng mục đích sáng tác 
  • B. Đa dạng trong quan điểm sáng tác 
  • C. Đa dạng các thể loại 
  • D. Đa dạng nguyên tắc sáng tác 

Câu 6: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần? 

  • A. Hai 
  • B. Ba 
  • C. Bốn 
  • D. Năm 

Câu 7: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)
  • C. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)
  • D. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 8: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  • B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  • D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 9: Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế
  • B. Chính trị
  • C. Văn hóa
  • D. Xã hội

Câu 10: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  • A. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
  • B. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
  • C. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
  • D. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Câu 11: Nguyên văn chữ Hán, tên bài Chiều tối của Hồ Chí Minh là:

  • A. Hoàng hôn.
  • B. Mộ.
  • C. Tảo giải.
  • D. Vãn cảnh.

Câu 12: Dòng nào nêu đúng những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ “Chiều tối”? 

  • A. Thể thơ và cách miêu tả 
  • B. Thể thơ và thi liệu 
  • C. Ngôn từ và hình ảnh 
  • D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp 

Câu 13: Bản dịch bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh chưa dịch được hình ảnh nào?

  • A. "Quyện điểu".
  • B. "Thiên không".
  • C. "Cô vân".
  • D. "Sơn thôn thiếu nữ".

Câu 14: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
  • B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
  • C. Không có tác động gì đến khung cảnh.
  • D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu.

Câu 15: Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ “Chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh ?

  • A. Luôn hướng tới niềm vui lạc quan, yêu đời
  • B. Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động
  • C. Luôn hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai
  • D. Luôn hướng tới lao động, hoạt động, vận động.

Câu 16: Bản dịch thơ “Rằm tháng giêng” của dịch giả nào? 

  • A. Xuân Thủy 
  • B. Trần Trọng San 
  • C. Phạm Sĩ Vĩ 
  • D. Tương Như 

Câu 17: Hình ảnh nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ "Nguyên tiêu"?

  • A. Trăng
  • B. Sông
  • C. Hoa 
  • D. Nguyệt

Câu 18: Trong bài thơ "Nguyên tiêu", hình ảnh ánh trăng được so sánh với điều gì để thể hiện tâm trạng của tác giả?

  • A. Nỗi buồn
  • B. Tình yêu
  • C. Ký ức
  • D. Giấc mơ

Câu 19: Phiên âm bài "Rằm tháng giêng" cùng thể thơ với bài nào? 

  • A. Bài ca Côn Sơn 
  • B. Sau phút chia li 
  • C. Sông núi nước Nam 
  • D. Qua Đèo Ngang

Câu 20: Nội dung chính của văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”? 

  • A. Phê phán sự giả dối trong xã hội 
  • B. Ca ngợi lòng yêu nước của Phan Bội Châu 
  • C. Phê phán những hành động của thực dân Pháp 
  • D. Thảo luận về văn hóa dân tộc

Câu 21: Ngôn ngữ của Va-ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào? 

  • A. Ngôn ngữ độc thoại
  • C. Ngôn ngữ biểu cảm
  • D. Ngôn ngữ miêu tả

Câu 22: Ý nghĩa chính của lời ‘‘tái bút” trong tác phẩm này là gì?

  • A. Làm tác phẩm gần gũi như một bức thư.
  • B. Nâng cấp thái độ, tính cách của Phan Bội Châu trước kẻ thù : không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
  • C. Thể hiện sự giễu cợt của Phan Bội Châu với Va-ren.
  • D. Thể hiện sự giễu cợt của anh lính dõng An Nam với Va-ren.

Câu 23: Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp?

  • A. Khuyến khích tinh thần yêu nước và kháng chiến
  • B. Kêu gọi hòa bình
  • C. Thuyết phục nhân dân đầu hàng
  • D. Thuyết minh về lịch sử

Câu 24: Khi tác giả muốn nhấn mạnh một quan điểm trong văn bản nghị luận, họ có thể sử dụng:

  • A. Các câu hỏi tu từ
  • B. Những câu có chứa từ "có thể"
  • C. Câu khẳng định mạnh mẽ
  • D. Câu phủ định

Câu 25: Biện pháp nào dưới đây thường được sử dụng để tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận?

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Nêu dẫn chứng
  • D. Phủ định

Câu 26: Biện pháp nào sau đây được sử dụng để nhấn mạnh tính phủ định trong văn bản nghị luận?

  • A. Lập luận logic
  • B. Tóm tắt
  • C. Nhấn mạnh từ ngữ
  • D. Đặt câu hỏi

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác