Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tập 1 Ôn tập bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức Ôn tập bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu hiện của các câu mắc lỗi logic là gì?

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
  • C. Câu bị diễn giải đa nghĩa.
  • D. Câu bị diễn giải bâng quơ.

Câu 2: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?

  • A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
  • B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • D. Cần nắm bắt được ý của người viết.

Câu 3: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • C. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau

Câu 4: Xác định lỗi logic của câu sau: “Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.”

  • A. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • B. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau
  • C. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • D. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.

Câu 5: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “không chỉ say mê làm thơ, ông tôi còn rất thích sáng tác bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát”

  • A. Câu trên đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng. Thơ đã bao gồm các thể thơ song thất lục bát và lục bát rồi. 
  • B. Câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng. Gộp 2 đối tượng thơ và thể thơ làm một làm câu mất đi sự tương thích.
  • C. Có sự mâu thuẫn giữa các ý trong câu, thể thơ không thể đi cùng với song thất lục bát và lục bát
  • D. Sai cách dùng cụm từ liên kết, không chỉ.... còn

Câu 6: Khi sửa lỗi câu bị mắc lỗi logic cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần nắm bắt trường nghĩa của các từ.
  • B. Cần nắm bắt đúng điều người viết muốn biểu đạt để chọn hướng sửa phù hợp.
  • C. Cần xác định đúng đối tượng mà người viết muốn hướng đến.
  • D. Cần xác định đúng văn cảnh để sửa cho phù hợp.

Câu 7: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc?

  • A. Vấn đề văn học Việt Nam thời điểm giao thời.
  • B. Vấn đề văn hóa của dân tộc.
  • C. Vấn đề văn học Việt Nam giai đoạn hiện đại.
  • D. Vấn đề văn học Việt Nam dưới cái góc nhìn văn hóa

Câu 8: Theo tác giả thì trong lịch sử dân tộc ngành văn hóa nào trở thành đài danh dự, thu hút, quy tự cả nền văn hóa?

  • A. Văn chương
  • B. Âm nhạc
  • C. Triết học
  • D. Không có một ngành nào

Câu 9: Trong bài viết tác giả cho rằng điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là gì:

  • A. Việc xuất hiện của các ý tưởng
  • B. Tên tuổi của tác giả
  • C. Là thời gian
  • D. Là kinh phí

Câu 10: Ý tưởng có vai trò như thế nào trong sáng tạo của con người?

  • A. Là ánh chớp có thể bùng lên rồi vụt tắt
  • B. Là cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo
  • C. Là một khía cạnh quan trọng nhưng chưa đủ để thành công
  • D. Là một phần nhỏ của kết quả sáng tạo

Câu 11: Những ai có thể tham gia sáng tạo?

  • A. Bác sĩ, giáo viên
  • B. Văn nghệ sĩ
  • C. Nhà khoa học
  • D. Tất cả mọi người

Câu 12: Theo tác giả có mấy chìa khóa để phát triển năng lực sáng tạo của con người?

  • A. 7
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 10

Câu 13: Cũng theo tổ chúc CoachVille thì yếu tố đầu tiên đóng vai trò quan trọng số 1 đối với việc phát triển năng lực sáng tạo cá nhân con người là:

  • A. Người sáng tạo
  • B. Ý tưởng
  • C. Kinh phí
  • D. Mục đích

Câu 14: Tác giả của văn bản Mấy ý nghĩ về thơ là ai?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Trần Hữu Ước
  • C. Phan Đình Diệu
  • D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 15: Sáng tác nào không phải của Nguyễn Đình Thi?

  • A. Xung kích
  • B. Người chiến sĩ
  • C. Vỡ bờ
  • D. Máu và hoa

Câu 16: Dòng nào nói đúng nhất về Nguyễn Đình Thi?

  • A. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
  • B. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.
  • C. Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hồ Chí Minh, là nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng với rất nhiều giải thưởng danh giá.
  • D. Nguyễn Đình Thi (1934- 2003) quê ở thành phố Hải Phòng, là nhạc sĩ, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam.

Câu 17: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi bao gồm những thể loại nào?

  • A. Kịch, phê bình văn học, thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  • B. Kịch, phê bình văn học.
  • C. Thơ, tiểu luận
  • D. Phê bình văn học, truyện ngắn.

Câu 18: Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ thuộc thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Tiểu luận
  • D. Phê bình văn học

Câu 19: Mấy ý nghĩ về thơ in trong tập nào?

  • A. Sóng reo
  • B. Mấy vấn đề văn học
  • C. Công việc của người viết tiểu thuyết
  • D. Trong cát bụi

Câu 20: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

  • A. Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.
  • B. Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.
  • C. Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.
  • D. Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu 21: Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam tác giả đã bộc lộ thái độ như thế nào?

  • A. Phê phán gay gắt
  • B. Nghiêm túc và kĩ càng
  • C. Dửng dưng thờ ơ
  • D. Nửa vời

Câu 22: Thao tác nghị luận nào được sử dụng để làm nổi bật vấn đề năng lực sáng tạo của con người?

  • A. Phân tích, giải thích
  • B. Chứng minh
  • C. Bác bỏ
  • D. So sánh

Câu 23: Theo tác giả kỉ luật trong nghệ thuật là gì?

  • A. Là sự trói buộc, lề lói định sẵn bên ngoài.
  • B. Là sự tự kiểm soát, tự chủ từ bên trong sự sáng tác mà ra.
  • C. Là sự tuân thủ tuyệt đối các quy luật bằng trắc vần điệu trong thơ.
  • D. Không có tính kỉ luật nào cả.

Câu 24: Văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ văn hóa?

  • A. Ảnh hưởng của Nho giáo
  • B. Văn học nhuốm màu Phật giáo về sự luân hồi, chuyển kiếp, về nghiệp quả.
  • C. Tư tưởng Lão – Trang để lại dấu vết trong văn học.
  • D. Đạo giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn học nước nhà.

Câu 25: Tinh thần văn hóa Việt Nam đã tác động như thế nào đến quan điểm ngoại giao của Việt Nam?

  • A. Chính sách ngoại giao cứng rắn.
  • B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng không lệ thuộc. Luôn biết dung hòa giữa cái mới và cái cũ. Hòa nhập chứ không hề hòa tan.
  • C. Cự tuyệt hoàn toàn những cái mới.
  • D. Thẳng thắn, trắng đen rõ ràng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác