Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 3 Thực hành tiếng Việt: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bài 3 Thực hành tiếng Việt: Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào sau đây mắc lỗi mơ hồi về nghĩa:

  • A. Giọt nước mắt vầng trăng 
  • B. Nhớ gì như nhớ người yêu
  • C. Anh đi anh nhớ quê nhà
  • D. Ai đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 3: Biểu hiện của các câu mắc lỗi logic là gì?

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
  • C. Câu bị diễn giải đa nghĩa.
  • D. Câu bị diễn giải bâng quơ.

Câu 4: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?

  • A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
  • B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • D. Cần nắm bắt được ý của người viết.

Câu 5: Câu thơ nào sau đây không mắc lỗi mơ hồ:

  • A. Anh mang tình em đi
  • B. Giọt nước mắt vầng trăng
  • C. Đất đá ong khô nhiều suối lệ
  • D. Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Câu 6: Xác định lỗi logic của câu sau: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, Vội vàng của Xuân Diệu như một bản tuyên ngôn về cách sống của cái tôi cá nhân”.

  • A. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • B. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • C. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau

Câu 7: Xác định lỗi logic của câu sau: “Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ.”

  • A. Có sự mẫu thuẫn giữa các ý trong câu.
  • B. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau
  • C. Có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
  • D. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.

Câu 8: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Bầu trời in xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

  • A. Bầu trời xanh ngắt một màu in bóng xuống dòng sông.
  • B. Dòng sông xanh ngắt một màu phản chiếu hình ảnh bầu trời.
  • C. Dòng sông in bóng bầu trời xanh ngắt một màu.
  • D. Bầu trời in bóng xuống dòng sông xanh ngắt một màu.

Câu 9: Nêu cách hiểu chính xác nhất của câu sau: “Trong vườn hoa cúc nở rộ rực một màu vàng”

  • A. Trong vườn một màu vàng là hoa cúc.
  • B. Trong vườn hoa cúc nở một màu vàng rực.
  • C. Hoa cúc nở rộ một màu vàng rực trong vườn.
  • D. Hoa cúc vàng một màu nở rộ trong vườn.

Câu 10: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

  • A. Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
  • B. Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
  • C. Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
  • D. Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác