Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 9:Cách giải thích nghĩa của từ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 9 Cách giải thích nghĩa của từ (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 2: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  • A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  • D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 3: Cách giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A. Sử dụng khái niệm
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • D. Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 4: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 5: Từ bao gồm mấy phần?

  • A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung
  • B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
  • C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt
  • D. Không phân chia được

Câu 6: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  • A. Không
  • B. Có
  • C. Vừa có vừa không
  • D. Vào

Câu 7: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Bác Hồ đã .... để lại muôn vàn nỗi nhớ thương cho con cháu của Người.

  • A. Đi nhanh
  • B. Đi dạo
  • C. Đi xa
  • D. Đi khuất

Câu 9: Từ “sách” nghĩa là gì?

  • A. Là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển
  • B. Là nơi để học sinh ghi chép thông tin
  • C. Là dụng cụ tạo thành mực cho học sinh viết chữ
  • D. Là dụng cụ dùng dọc giấy

Câu 10: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

  • A. Cảm giác.
  • B. Hình dáng.
  • C. Đặc điểm.
  • D. Tính chất.

Câu 11: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

  • A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.
  • B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
  • C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.
  • D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 12: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

  • A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
  • B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  • D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 13: Các từ Hán Việt thường có sắc thái như thế nào?

  • A. Thân mật
  • B. Trang trọng
  • C. Cao thượng
  • D. Bần hàn

Câu 14: Vì sao từ “ngút ngát” phù hợp trong văn cảnh này so với các từ đồng nghĩa của nó?

Sông Gâm đôi bờ cát trắng

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu

  • A. Vì từ này mang sắc thái trang trọng còn các từ đồng nghĩa với nó chỉ mang sắc thái thông tục
  • B. Vì nó vừa phù hợp với âm điệu của dòng thơ vừa thể hiện được sự rộng lớn, cao vút.
  • C. Vì từ này có khả năng mô tả mạnh mẽ hơn các từ đồng nghĩa với nó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Cho câu văn: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

  • A. Từ Hán Việt “phụ nữ” được dùng để làm gì?
  • B. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
  • C. Tạo sắc thái thân thuộc, tự nhiên, mang tính dân tộc
  • D. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
  • Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo

Câu 16: Dòng nào dưới đây có câu biểu hiện nghĩa sự việc quá trình?

  • A. Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.
  • B. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
  • C. Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
  • D. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Câu 17: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 18: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy  tôi...đi bộ đi học.

  • A. Bị
  • B. Được
  • C. Cần
  • D. Phải

Câu 19: Học lỏm có nghĩa là?

  • A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  • B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
  • C. học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
  • D. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 20: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay...rồi, chắc không được nổi 5 điểm."

  • A. Hỏng
  • B. Tốt
  • C. Hoàn hảo
  • D. Hư

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác