Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Có những cách giải thích nghĩa của từ nào?

Câu 2: Khi trình bày khái niệm mà từ biểu thị cần chú ý điều gì?

Câu 3: Khi giải thích nghĩa của từ bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa thì cần chú ý điều gì?

Câu 4:  Khi giải thích nghĩa của từ bằng cách làm rõ nghĩa của từng yếu tố sau đó tổng hợp, cần chú ý điều gì?

Câu 5:  Hãy xác định cách giải thích nghĩa của từ trong những ví dụ dưới đây.

  1. Cây: là một loại thực vật trong thiên nhiên có rễ, thân, cành, lá
  2. Bâng khuâng: tính từ chỉ trạng thái tình cảm không rõ ràng của con người
  3. Thuỷ cung: thuỷ là nước, cung là nơi ở của vua chúa → thuỷ cung là cung điện dưới nước
  4. Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng
  5. Sừng: phần cứng nhô ra phía trên đầu của một số loài động vật

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Giải thích những từ “hoảng hốt”, “tổ tiên”, “phúc ấm”, “ghẻ lạnh” và cho biết bạn đã sử dụng cách nào để giải thích những từ đó.

Câu 2: Điền các từ thích hợp vào dấu “…”

  1. … : Học và luyện tập để có kiến thức, kỹ năng
  2. …: Nghe, nhìn thấy người ta làm gì rồi làm theo, không được trực tiếp ai chỉ dạy
  3. …: Tìm tòi để học tập cho bản thân
  4. …: Học văn hoá ở trường lớp, có chương trình, hướng dẫn của thầy cô

Câu 3: Điền các từ “trung bình”, “trung gian”, “trung niên” vào các chỗ trống dưới đây.

  1. …: khoảng giữa của bậc thang đánh giá, không kém cũng không giỏi, không thấp cũng không cao
  2. …: vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai giai đoạn, hai sự vật, hai bộ phận,…
  3. …: quá lứa tuổi thanh thiếu niên nhưng cũng chưa đến tuổi già

Câu 4: Giải thích những từ “rung rinh”, “giếng”, “trượng”, “tre đằng ngà” bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 4: Giải thích những từ “phu thê”, “thảo nguyên”, “khán giả” bằng cách giải thích nghĩa của từng yếu tố sau đó tổng hợp lại.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa trong những câu văn dưới đây cho biết mục đích sử dụng những từ đó?

  1. Anh ấy đã hi sinh trên chiến trường miền Nam nhưng hình ảnh người thanh niên tốt bụng ấy vẫn sống mãi trong tâm trí người dân làng tôi.
  2.  Anh ấy không bao giờ trở về nữa, đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo.
  3. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

 

Câu 2: Cho biết những giải thích từ ngữ dưới đây vì sao chưa hợp lý và sửa lại cho đúng?

  1. Tự tin là tự tin vào khả năng của bản thân.
  2. Tin tưởng là nghi ngờ, không tin vào điều người khác nói, việc người khác làm.
  3. Giang sơn:

+ Giang là cây thuộc loại tre nữa, thân dẻo, thường để đan lát hoặc lạt buộc.

+ Sơn là núi

=> Giang sơn là núi cây giang

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ được in đậm trong những câu dưới đây.

  1. Giáp nước nào?

Cô: Hãy chỉ lên bản đồ và cho biết biên giới nước ta tiếp giáp những nước nào?

Tít: Thưa cô, nước (1) ta phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia còn phía Đông và Nam giáp nước (2) biển ạ!

  1. Cánh đồng lúa chín(1)

Thời cơ đã chín(2)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc hai bản dịch nghĩa của bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” và trả lời câu hỏi.

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế ,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch 1:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự 
Sách trời định phận rõ non sông 
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? 
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.

(Trích: Ngô Linh Ngọc, Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980)

Bản dịch 2:

Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

 (Nhà sử học Trần Trọng Kim)

Từ “cư” được dịch sang từ “ngự” và “ở”, theo em nên dùng cách dịch nào sát với nghĩa nguyên bản nhất. Bằng hiểu biết của mình, hãy chứng minh.

Câu 2:  Giải thích những từ in đậm trong những câu dưới đây

  1. Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

  1. Trên sân cỏ, các cầu thủ đều nỗ lực ghi bàn

“Sang sông thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ, Bài tập tự luận Ngữ văn bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ, Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ, Tự luận Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác