Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc hai bản dịch nghĩa của bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” và trả lời câu hỏi.

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế ,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Bản dịch 1:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự 
Sách trời định phận rõ non sông 
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm? 
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong.

(Trích: Ngô Linh Ngọc, Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980)

Bản dịch 2:

Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

 (Nhà sử học Trần Trọng Kim)

Từ “cư” được dịch sang từ “ngự” và “ở”, theo em nên dùng cách dịch nào sát với nghĩa nguyên bản nhất. Bằng hiểu biết của mình, hãy chứng minh.

Câu 2:  Giải thích những từ in đậm trong những câu dưới đây

  1. Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

  1. Trên sân cỏ, các cầu thủ đều nỗ lực ghi bàn

“Sang sông thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”


Câu 1: 

Theo em, nên sử dụng từ “ngự” thay vì “ở”.

Vì ở câu đầu bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, Nam đế tức vua của nước Nam, là một bậc đế vương, cao quý.

- Từ “ở” là từ bình dân, là sự sinh sống, sinh hoạt thường ngày, thường được dùng phổ biến cho mọi người, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, thường là dân chúng.

- Trong khi đó, từ “ngự” có nét nghĩa trang trọng hơn, nghĩa là ngồi ở nơi cao nhất, là một động từ để nói vế những hoạt động thường là đi lại của vua mang hàm ý tôn kính như “vua ngự thuyền rông”, “hoàng thượng ngự triều”, dùng để chỉ đồ vật của vua như “áo ngự”, “ghế ngự”.

 

Câu 2: 

  1. “Xuân” trong câu thơ thứ nhất là danh từ chỉ mùa trong năm, “xuân” trong câu thơ thứ hai là tính từ, mùa xuân đến mang sự sống và sự tươi mới, vì vậy “xuân” mang nghĩa trẻ đẹp.
  2. “Cầu” trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa người chơi một môn thể thao cụ thể là bóng đá, “cầu” trong câu “sang sông thì bắc cầu kiều” chỉ một dạng kiến trúc xây dụng giúp nối liền hai bên bờ (đường) bị ngắn cách bởi con sông.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác