Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa trong những câu văn dưới đây cho biết mục đích sử dụng những từ đó?

  1. Anh ấy đã hi sinh trên chiến trường miền Nam nhưng hình ảnh người thanh niên tốt bụng ấy vẫn sống mãi trong tâm trí người dân làng tôi.
  2.  Anh ấy không bao giờ trở về nữa, đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo.
  3. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

 

Câu 2: Cho biết những giải thích từ ngữ dưới đây vì sao chưa hợp lý và sửa lại cho đúng?

  1. Tự tin là tự tin vào khả năng của bản thân.
  2. Tin tưởng là nghi ngờ, không tin vào điều người khác nói, việc người khác làm.
  3. Giang sơn:

+ Giang là cây thuộc loại tre nữa, thân dẻo, thường để đan lát hoặc lạt buộc.

+ Sơn là núi

=> Giang sơn là núi cây giang

Câu 3: Giải thích nghĩa của từ được in đậm trong những câu dưới đây.

  1. Giáp nước nào?

Cô: Hãy chỉ lên bản đồ và cho biết biên giới nước ta tiếp giáp những nước nào?

Tít: Thưa cô, nước (1) ta phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia còn phía Đông và Nam giáp nước (2) biển ạ!

  1. Cánh đồng lúa chín(1)

Thời cơ đã chín(2)


Câu 1: 

Những từ đồng nghĩa trong các câu trên là “hi sinh”, “mãi mãi nằm lại”, “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” dùng để thay thế cho từ chết. Cách nói này làm giảm cảm giác đau buồn khi nhắc đến cái chết.

Câu 2: 

  1. Giải thích từ “tự tin” lại dùng chính từ đó để giải thích khiến cho nghĩa của từ không được tường minh, rõ ràng, khiến người đọc mơ hồ về nghĩa.

Nên giải thích như sau: Tự tin là có niềm tin vào chính mình.

  1. Giải thích từ “tin tưởng” mặc dù dùng từ trái nghĩa nhưng lại giải thích sai hoàn toàn nét nghĩa của từ “tin tưởng”.

Nên giải thích như sau: Tin tưởng là có niềm tin vào ai đó, một điều gì đó một cách chắc chắn, có cơ sở.

  1. Giải thích từ “giang sơn” bằng cách giải thích từng yếu tố của từ, tuy nhiên từ “giang” ở đây là từ Hán Việt, không được dùng với ý nghĩa là tên của một loại cây, giải thích như vậy là sai về nghĩa.

Nên giải thích như sau: Giang là sông, sơn là núi => Giang sơn là núi sông.

 

Câu 3: 

  1. Từ “nước” (1) được dùng với ý nghĩa để chỉ quốc gia trên bản đồ địa lý, từ “nước” (2) được dùng với ý nghĩa chỉ một loại chất lỏng, không màu, không mùi ở trên trái đất.
  2. Từ chín (1) có nghĩ là chỉ trạng thái của sự vật, một kết quả được mong chờ, báo hiệu mùa thu hoạch lúa đã đến

Từ chín (2) mang nghĩ chỉ kết quả chờ đợi, là thời điểm phù hợp, báo hiệu đã đến lúc đưa ra một hành động nào đó.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác