Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Ôn tập chủ đề 2: Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thôi Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 2: Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thôi Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam?\

 “Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.

  • A. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
  • B. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
  • D. Cư dân Phù Nam tốt bụng.

Câu 2: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:

  • A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
  • B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
  • C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.

Câu 3: Tháp Chăm nổi bật nhất là: 

  • A.  Thánh địa Khường Mỹ. 
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Thánh địa Mỹ Khánh. 
  • D. Thánh địa Bình Lâm. 

Câu 4: Thánh địa Mỹ Sơn là nơi để: 

  • A. Thi tài giữa các bộ tộc. 
  • B. Tổ chức tế lễ. 
  • C. Sinh hoạt chung của người dân. 
  • D. Già làng tập trung kể sử thi. 

Câu 5: Cửa của đền tháp quay mặt về hướng nào? 

  • A. Đông Bắc.
  • B. Đông. 
  • C. Nam.
  • D. Tây Nam.

Câu 6: Ở giữa Đền tháp là không gian nào?

  • A. Lăng tẩm.
  • B. Phòng sinh hoạt cộng đồng.
  • C. Điện thờ. 
  • D. Họp bàn.

Câu 7: Bao quanh ngôi tháp chính là:

  • A. Ngôi tháp nhỏ. 
  • B. Đèn trời. 
  • C. Tượng lính gác. 
  • D. Tượng rồng. 

Câu 8: Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là gì?

  • A. Tháp Nhạn. 
  • B. Tháp Vân. 
  • C. Tháp Vàng. 
  • D. Tháp Bạc. 

Câu 9. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang còn thể hiện qua:

  • A. Bằng chứng khảo cổ nên văn hóa sông Hằng.
  • B.  Bằng chứng khảo cổ nền văn hóa Chăm-pa.
  • C. Bằng chứng khảo cổ nên văn minh sông Nin.
  • D. Bằng chứng khảo cổ nền văn hóa Đông Sơn.

Câu 10:  Hình thức chọn người đứng đầu nhà nước Văn Lang là : 

  • A. Thi tài lên ngôi. 
  • B. Cha truyền con nối. 
  • C. Con út lên ngôi. 
  • D. Nhân dân bầu chọn. 

Câu 11: Vùng đất kinh đô của nhà nước Văn Lang nay thuộc tỉnh nào? 

  • A. Lai Châu.
  • B. Phú Thọ. 
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Vĩnh Phúc.

Câu 12: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 108 TCN.
  • B. 208 SCN.
  • C. 208 TCN
  • D. 108 SCN.

Câu 13: Trong truyền thuyết Hỗn Diệp là: 

  • A. Thần dân nước Nam.
  • B. Thái tử nước Nam.
  • C. Hoàng tử nước Nam.
  • D. Người cai quản vương quốc phía Nam.

Câu 14:  Thần báo mộng cho Hỗn Điền điều gì? 

  • A. Trở thành oàng từ Phù Nam. 
  • B. Trở thành vua Phù Nam.
  • C. Trở thành phò mã Phù Nam. 
  • D. Trở thành tể tướng Phù Nam.

Câu 15: Điền từ thích hợp và đoạn tư liệu sau:

“Thánh địa Mỹ Sơn là một....kiến trúc với khoảng hơn......, nằm trong một........được bao quanh bởi đồi, núi”

  • A. Quần thể – 65 – bình nguyên.
  • B. Tập hợp – 70 – thung nham. 
  • C. Quần thể  – 70 – thung lũng. 
  • D. Tập hợp – 60 – cồn cát.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

  • A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
  • B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.
  • C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.
  • D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.

Câu 17: Ý nào không đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?

  • A. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ.. .
  • B. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.
  • C. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.
  • D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không về sự tích tháp Bà Pô Na-ga?

  • A. Tiên nữ trên núi Đại An giáng sinh làm con nuôi trong gia đình tiều phu.
  • B. Bị cho rày la, nàng liền biến thân vào khúc kì nam.
  • C. Nàng dạy người dân cày cấy, ươm tơ, dệt vải....
  • D. Bà ở lại cùng người dân cho đến khi thác. 

Câu 19: Ý nào không đúng khi nói về Tháp Pô Klong Ga-rai?

  • A. Găn với truyền thuyết về cậu bé Po Ong.
  • B. Sau này tháp được xây dựng để tưởng nhớ công ơn voi trắng. 
  • C. Po Ong được voi trắng quỳ rước ông về cung điện.
  • D. Trong thời gian trị vì Po ong xây dựng đất nuosc phát triển phồn thịnh. 

Câu 20: Ý nào đưới đây không đúng khi nói về Tháp Bánh Ít?

  • A. Tháp Bánh Ít còn gọi là Tháp Bạc.
  • B. Tháp Bạc gồm bốn ngon tháp đứng gần nhau.
  • C. Bên trong tháp chính đặt tượng Thiên Y A Na. 
  • D. Một tháp chính giữa đỉnh đồi và ba tháp nhỏ ở thấp hơn. 

Câu 21: Ý nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của Đền tháp?

  • A. Được xây dựng bằng gạch kết hợp với đá sa thạch.
  • B. Cửa Đền tháp quay mặt về phía Đông.
  • C. Bao quanh ngôi tháp chính là những tượng rông. 
  • D. Tháp chinh có kiến trúc thân vuông.

Câu 22: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đền tháp Chăm-pa?

  • A. Đền tháp là di tích tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa. 
  • B. Hiện nay, ở khu vực miền Trung còn nhiều di tích đền tháp Chăm.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn là đền tháp Chăm nổi bật nhất. 
  • D. Thánh địa Mỹ Sơn là một khu vực kiến trúc thống nhất với gần 70 đền tháp. 

Câu 23: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa?

  • A. Khai thác sản vật rừng và biển.
  • B. Trồng nho, ôliu.
  • C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
  • D. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.

Câu 24: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

  • A. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
  • B. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
  • C. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam
  • D. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

Câu 25: Để sử dụng bếp người Phù Nam dùng gì để nhóm lửa?

  • A. Trấu, rơm. 
  • B. Củi, trấu. 
  • C. Than, trấu.. 
  • D. Củi, than

Câu 26: Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Lúa gạo là lương thực chính.
  • B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu.
  • C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. 
  • D. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

Câu 27: Ý nào sau đây không đúng về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?

  • A. Từ rất sớm nhà nước Âu Lạc và Văn Lang đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • B. Cuối thế kỉ III TCN, vua Tần cho quân sang xâm lược Văn Lang.
  • C. Người Việt tôn Thục Phán lên làm tướng lãnh đạo dân kháng chiến. 
  • D. Cuộc đấu tranh thất bại nhưng để lại nhiều bài học quý báu. 

Câu 28: Ý nào không về sự tích Nỏ thần?

  • A. Sau khi lập nước Âu Lạc An Dương Vương cho xây duwnjug thành Cổ Loa.
  • B. Xây thành đến đâu loại đổ đến đó. 
  • C. Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương.
  • D. Thần Kim Tinh đã cho nhà vua một cái vuốt làm nỏ thần. 

Câu 29:  Hỗn Điền đi tới Vương quốc Phù Nam bằng đường nào? 

  • A. Bộ.
  • B. Biển. 
  • C. Sông.
  • D. Suối.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác