Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 24: Văn minh Ai Cập (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức Bài 24: Văn minh Ai Cập (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
A. Sông Nin.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Hồng.
- D. Sông Ti-grơ.
Câu 2: Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?
- A. Cộng hòa quý tộc.
- B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 3: Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ:
- A. Đất sét ướt.
B. Vỏ cây pa-pi-rút.
- C. Mai rùa.
- D. Vỏ cây tre.
Câu 4: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là:
- A. Thiên tử.
B. Pha-ra-ông.
- C. Vua.
- D. Hoàng đế.
Câu 5: Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
- A. Đông Bắc châu Á.
- B. Tây Âu.
C. Đông Bắc châu Phi.
- D. Tây Nam Á.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Chăn nuôi gia súc.
- B. Trồng trọt lương thực.
C. Sản xuất công nghiệp.
- D. Buôn bán với bên ngoài.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?
- A. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
- B. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.
- D. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.
- B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.
C. Trồng cây cao su.
- D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Ai Cập?
- A. Nằm ở vùng Đông Bắc Châu Phi.
- B. Có sông Nin chảy qua.
- C. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.
D. Tiếp giáp với Biển Đen.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Ai Cập?
- A. Nằm ở vùng Đông Bắc Châu Phi.
- B. Có sông Nin chảy qua.
- C. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.
D. Tiếp giáp với Biển Đen.
Câu 11: Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Tượng Quan Âm.
B. Tượng Nhân sư.
- C. Tượng La Hán.
- D. Tượng Phật.
Câu 12: Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là:
A. Kim tự tháp.
- B. Chùa hang.
- C. Nhà thờ.
- D. Cung điện.
Câu 13: Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là:
- A. Con đường thương phẩm.
B. Con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
- C. Con sông chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- D. Là một trong những con sông chảy qua Ai Cập.
Câu 14: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội Ai Cập cổ đại?
- A. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
- B. Xã hội gồm ít tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
C. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.
- D. Xã hội gồm ít tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.
Câu 15: Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?
- A. 3,1617.
- B. 3,1516.
C. 3,1416.
- D. 3,1716.
Câu 16: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ai Cập là:
- A. Pha-ra-ông.
B. Nô lệ.
- C. Nông dân.
- D. Quý tộc và tăng lữ.
Câu 17: Một trong những kì quan thế giới nổi tiếng ở Ai Cập là?
A. Kim tự tháp Giza.
- B. Tượng thần Zeus ở Olympia
- C. Vạn Lý Trường Thành.
- D. Lăng Halicarnassus.
Câu 18: Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?
A. Nông dân.
- B. Nông nô.
- C. Quý tộc.
- D. Nô lệ.
Câu 19: Nhà nước cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông là
A. Ai Cập.
- B. Ba Tư.
- C. Ấn Độ.
- D. Trung Quốc.
Câu 20: Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Sùng bái đạo Phật.
B. Sùng bái tự nhiên.
- C. Sùng bái Ki-tô giáo.
- D. Sùng bái đạo Nho.
Bình luận