Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 5 chân trời Bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Lào (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo Bài 18: Nước Cộng hòa Dân chủ Lào (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lào thuộc khu vực nào?

  • A. Đông Bắc Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Tây Á.
  • D. Đông Nam Á.

Câu 2: Lào có chung đường biên giới với nước nào?

  • A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam.
  • B. Ấn Độ, Đông-ti-mo, Sing-ga-po, Nhật Bản.
  • C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga.
  • D. Ma-lay-si-a, Việt Nam, Ấn Độ, Pháp.

Câu 3: Địa hình Lào chủ yếu là:

  • A. Thung lũng.
  • B. Đồi núi.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Cao nguyên.

Câu 4: Nước Lào thuộc kiểu khí hậu gì?

  • A. Khí hậu nhiệt đới.
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Khí hậu cận nhiệt.
  • D. Khí hậu xích đạo.

Câu 5: Phần lớn các con sông ở Lào bắt nguồn từ:

  • A. Miền núi phía bắc và phía tây.
  • B. Miền núi phía nam và phía đông.
  • C. Miền núi phía bắc và phía đông.
  • D. Miền núi phía đông và phía nam.

Câu 6: Đâu là ý không đúng về đặc điểm dân cư của Lào?

  • A. Dân số của Lào không lớn.
  • B. Dân cư phân bố khá thưa thớt và không đều.
  • C. Phần lớn dân cư là dân tộc Mông.
  • D. Mật độ dân số khoảng 32 người/km2.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây nói đúng về Cánh đồng Chum?

  • A. Là khu di tích văn hóa – lịch sử đặc biệt ở Lào.
  • B. Ở đây có khoảng hơn 3 000 chum lớn, nhỏ.
  • C. Các chum có đường kính phổ biến là 2 m.
  • D. Di tích này cho biết thông tin về kinh tế của người Lào cổ.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng khi nói về Thạt Luổng?

  • A. Là công trình tiêu biểu mang đậm giá trị văn hóa của cư dân Lào.
  • B. Công trình được xây dựng vào năm 1565.
  • C. Trung tâm là một tháp lớn đặt trên đề của một đài sen hình vuông.
  • D. Bao quanh công trình là 30 tháp nhỏ, trên tháp nhỏ có ghi lời dạy của Đức Phật

Câu 9: Phần lớn dân cư ở Lào là dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Tày.
  • B. Dân tộc Mông.
  • C. Dân tộc Khơ-me.
  • D. Dân tộc Lào.

Câu 10: Thạt Luổng được xây dựng vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1564.
  • B. Năm 1565.
  • C. Năm 1566.
  • D. Năm 1567.

Câu 11: Cánh đồng Chum có khoảng bao nhiêu cái chum?

  • A. Hơn 2 000 chum lớn, nhỏ.
  • B. Hơn 3 000 chum lớn, nhỏ.
  • C. Hơn 4 000 chum lớn, nhỏ.
  • D. Hơn 5 000 chum lớn, nhỏ.

Câu 12: Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội Lào?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Ấn Độ giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Nho giáo.

Câu 13: Điệu múa truyền thống của người Lào là:

  • A. Điệu múa Lăm-vông.
  • B. Điệu múa Ap-sa-ra.
  • C. Điệu mùa xòe.
  • D. Điệu múa Sam-pa.

Câu 14: Luông Pha-băng – tiếng Lào có nghĩa là gì?

  • A. Đền thờ Thánh.
  • B. Cung điện Hoàng gia.
  • C. Kinh thành Phật.
  • D. Ngôi chùa cổ.

Câu 15: Luông Pha-băng từng là kinh đô của Lào vào thời gian nào?

  • A. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
  • B. Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI.
  • C. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
  • D. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV.

Câu 16: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.

Cố đô Luông Pha-băng nằm ở….Đây là kinh đô của Vương quốc Lan Xang, được xây dựng dưới triều vua Pha Ngừm.

  • A. phía bắc Thủ đô Viêng Chăn.
  • B. phía đông Thủ đô Viêng Chăn.
  • C. phía tây Thủ đô Viêng Chăn.
  • D. phía nam Thủ đô Viêng Chăn.

Câu 17: Thạt Luổng được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1992.
  • B. Năm 1994.
  • C. Năm 1995.
  • D. Năm 1993.

Câu 18: Cánh đồng Chum được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm bao nhiêu?

  • A. Năm 2017.
  • B. Năm 1992.
  • C. Năm 2019.
  • D. Năm 1998.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác