Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trở nên căng thẳng là gì?

  • A. Vì Liên Xô đang tranh chấp thuộc địa với Mỹ.
  • B. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô.
  • C. Vì Mỹ muốn trở thành bá chủ thế giới nên cần loại bỏ Liên Xô.
  • D. Vì Mỹ đang muốn biến Liên Xô thành “sân sau” của mình. 

Câu 2: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu được thành lập vào thời gian nào?

  • A. 06/03/1950.
  • B. 25/12/1947.
  • C. 04/04/1949.
  • D. 30/08/1946.

Câu 3: Công trình nào trở thành biểu tượng của Chiến tranh lạnh?

  • A. Bức tường Béc-lin.
  • B. Cung điện Mùa Đông.
  • C. Tượng Nữ thần tự do.
  • D. Vạn lí trường thành.

Câu 4: Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

  • A. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới.
  • C. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá.
  • D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

  • A. Hình thành hai khối quân sự - chính trị đối đầu.
  • B. Tăng cường chạy đua vũ trang, tăng chi tiêu cho quốc phòng.
  • C. Tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
  • D. Cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật. 

Câu 6: Chiến tranh lạnh tác động như thế nào đối với cả Liên Xô và Mỹ?

  • A. Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ giữa hai nước.
  • B. Bùng nổ cuộc chiến tranh trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân.
  • C. Tạo cơ hội để phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
  • D. Làm suy yếu tiềm lực công nghiệp, tài chính và thương mại của đất nước.

Câu 7: Mục đích chính của Mỹ khi thực hiện kế hoạch Mácsan (06/1947) viện trợ các nước Tây Âu là gì?

  • A. Giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.
  • B. Biến các nước Tây Âu trở thành thuộc địa của Mỹ. 
  • C. Biến các nước Tây Âu thành con nợ của Mỹ.
  • D. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 8: Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn chiến tranh lạnh?

  • A. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
  • B. Chiến tranh Triều Tiên.
  • C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp.
  • D. Chiến tranh Nga - Nhật.

Câu 9: Chiến tranh lạnh có điểm gì khác so với những cuộc chiến tranh thế giới đã qua?

  • A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
  • C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự những không xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
  • D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.

Câu 10: Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp vì:

  • A. Mọi sự đối đầu và xung đột sẽ làm họ mất nhiều cơ hội trong thời đại toàn cầu hoá.
  • B. Các nước đều muốn tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên và xác lập ưu thế trong trật tự thế giới mới.
  • C. Các nước đều trong giai đoạn thăm dò tiềm lực của nhau, vươn lên và xác lập ưu thế trong trật tự thế giới hơn.

Câu 11: Từ năm 1945 đến năm 1991, Liên Xô đi theo con đường:

  • A. Chủ nghĩa tư bản.
  • B. Chủ nghĩa xã hội.
  • C. Chủ nghĩa phát xít.
  • D. Chủ nghĩa quân chủ. 

Câu 12: Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong quan hệ với Mĩ và phương Tây thời kì 1945-1991 là gì?

  • A. Hợp tác hữu nghị về kinh tế với Mĩ và phương Tây. 
  • B. Phụ thuộc về kinh tế vào Mĩ và phương Tây.
  • C. Đối phó với Mĩ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh.
  • D. Xung đột quân sự trực tiếp với Mĩ và phương Tây.

Câu 13: Thành tựu quan trọng về kinh tế Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Tiến hành xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
  • B. Phân chia ruộng đất đều cho nhân dân.
  • C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
  • D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 14: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  • A. Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
  • B. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
  • C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
  • D. Do mô hình chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp. 

Câu 15: Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?

  • A. Mĩ.
  • B. Đức.
  • C. Liên Xô.
  • D. Trung Quốc.

Câu 16: Sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chứng tỏ điều gì?

  • A. Chủ nghĩa xã hội thoái trào, không thể thực hiện trong hiện thực.
  • B. Đó là một tất yếu khách quan.
  • C. Học thuyết Mác - Lê-nin đã trở nên lỗi thời.
  • D. Là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, còn thiếu sót, hạn chế.

Câu 17: Địa điểm nào là nơi hai nước Mỹ và Liên Xô thống nhất tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

  • A.Crưm.
  • B. Ô – đét – xa.
  • C. Man – ta.
  • D. Xan Phran – xít – cô.

Câu 18: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:

  • A. Các nước Tây Âu và Mĩ
  • B. Liên Xô và Mĩ.
  • C. Mĩ và Nhật Bản.
  • D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.

Câu 19: Mục đích của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là:

  • A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
  • C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
  • D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 20: Nội dung nào không phải biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

  • A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
  • B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
  • C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
  • D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu

Câu 21: Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?

  • A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu.
  • B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu.
  • C. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu - Đông Âu.
  • D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu.

Câu 22: Sự kiện nào xác lập Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Học thuyết của tổng thống Truman.
  • B. Học thuyết của Tổng thống Ri-gân.
  • C. Sự ra đời của NATO và Vacsava.
  • D. Chiến lược cam kết và mở rộng.

Câu 23: Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?

  • A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên.
  • B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang.
  • C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề.

Câu 24: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết vào năm bao nhiêu?

  • A. 1949.
  • B. 1950.
  • C. 1951.
  • D. 1952.

Câu 25: Học thuyết Phu-cư-đa chủ trương đối ngoại với các nước Đông Nam Á như thế nào?

  • A. Chủ trương xâm lược các nước Đông Nam Á. 
  • B. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
  • C. Coi các nước Đông Nam Á là kẻ thù.
  • D. Chủ trương cấm vận các nước Đông Nam Á.

Câu 26: Từ năm 1950, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại:

  • A. Hướng Đông.
  • B. Hoà bình, trung lập.
  • C. Hướng Tây.
  • D. Đông Bắc Á.

Câu 27: Đâu không phải là ý nghĩa của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa?

  • A. Kết thúc ách nô dịch hơn 1000 năm của chủ nghĩa đế quốc.
  • B. Đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Hoàn thành công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Trung Quốc.
  • D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng nối liền từ Âu sang Á.

Câu 28: Trước khi trở thành “sân sau” của Mĩ, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?

  • A. Tây Ban Nha, Pháp, Anh.
  • B. Đức, Hà Lan, Pháp.
  • C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  • D. Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 29: Cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mĩ của nhân dân Cuba được mở đầu bởi sự kiện nào?

  • A. Tổ chức cách mạng mang tên “Phong trào 26/7” được thành lập.
  • BCuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 137 thanh niên Cu-ba yêu nước (26/7/1953).
  • C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê (tháng 11/1956).
  • D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm thủ đô La-ha-ba-na (1/1959)

Câu 30: Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A.Tính chất quần chúng sâu rộng.
  • B. Thời gian giành độc lập.
  • C. Đối tượng đấu tranh.
  • D. Hình thức đấu tranh.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác