Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 1: Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Tháng 03 năm 1921, Đảng nào lãnh đạo nước Nga Xô viết?

  • A. Đảng Bôn-sê-vích.
  • B. Đảng Cộng sản Liên Xô.
  • C. Đảng Cộng sản Lít-va.
  • D. Đảng Thống nhất Nga.

Câu 2: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập vào năm nào?

  • A. 1919.
  • B. 1920.
  • C. 1921.
  • D. 1922.

Câu 3: Nước Nga đã thực hiện chính sách nào để khôi phục kinh tế?

  • A. Chính sách Tự cung tự cấp.
  • B. Chính sách Kinh tế hàng hoá.
  • C. Chính sách Cộng sản thời chiến. 
  • D. Chính sách Kinh tế mới.

Câu 4: Nước Nga phải chống lại lực lượng Bạch vệ nổi dậy trong nước và sự can thiệp của nước ngoài trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ 1917 - 1919.
  • B. Từ 1915 - 1921.
  • C. Từ 1919 - 1920.
  • D. Từ 1918 - 1920.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1925 - 1941?

  • A. Mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
  • B. Mất cân đối giữa ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp.
  • C. Vi phạm nguyên tắc tự chủ trong công nghiệp hoá.
  • D. Vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hoá nông nghiệp.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không thuộc thành tựu văn hoá, xã hội của Liên Xô trong kế hoạch 5 năm?

  • A. Nạn mù chữ được thanh toán.
  • B. Đảm bảo tất cả người dân đều được học đến hết phổ thông. 
  • C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • D. Tầng lớp bóc lột ở nông thôn được xoá bỏ. 

Câu 7: Ai là người đề xuất ra chính sách Kinh tế mới?

  • A. Xta-lin.
  • B. Lê-nin.
  • C. Các Mác.
  • D. Ph. Ăng-ghen.

Câu 8: Tại sao nước Nga lại lựa chọn chính sách Kinh tế mới để khôi phục nền kinh tế của đất nước?

  • A. Vì chính sách Cộng sản thời chiến bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng trong thời điểm này.
  • B. Vì Quốc hội chỉ thông qua chính sách này.
  • C. Vì nhân dân đã lựa chọn chính sách này.
  • D. Vì chính sách này đã được áp dụng thành công trước đó. 

Câu 9: Sự kiện nào đã khiến Đảng cầm quyền quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời chiến sang chính sách Kinh tế mới?

  • A. Cuộc bạo loạn của Wagner.
  • B. Cuộc bạo loạn Cron-xtat.
  • C. Cuộc đảo chính Xô Viết.
  • D. Cuộc trưng cầu ý dân toàn Liên bang.

Câu 10: Phong trào cách mạng ở châu Âu tiêu biểu ở quốc gia nào?

  • A. Đức và Hung-ga-ri.
  • B. Áo và I-ta-li-a.
  • C. Slo-va-ki-a và Pháp.
  • D. Pháp và Anh.

Câu 11: Mục tiêu ban đầu của phong trào cách mạng ở châu Âu là gì?

  • A. Đòi quyền lợi ruộng đất về tay nhân dân.
  • B. Chống chế độ quân chủ và chính quyền tư sản.
  • C. Đòi tăng lương, giảm giờ làm và các quyền lợi chính đáng khác.
  • D. Chống lại sự bóc lột của giai cấp quý tộc.

Câu 12: Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy?

  • A. Đại hội IV.
  • B. Đại hội II.
  • C. Đại hội I.
  • D. Đại hội III. 

Câu 13: Ý nào sau đây là mục tiêu của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?

  • A. Thành lập chính quyền do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo.
  • B. Xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.
  • C. Yêu cầu chính phủ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • D. Thành lập tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân. 

Câu 14: Bí quyết thành công của Chính sách mới của Mỹ là gì?

  • A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
  • B. Đạo luật về ngân hàng
  • C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
  • D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Câu 15: Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Vạch ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
  • B. Vạch ra con đường lật đổ chế độ phong kiến.
  • C. Đưa ra phương hướng phù hợp để phát triển kinh tế đất nước.
  • D. Chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi. 

Câu 16: Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản sụt giảm bao nhiêu phần trăm trong cuộc đại suy thoái kinh tế?

  • A. 31.4%.
  • B. 32,5%.
  • C. 33,6%.
  • D. 30,3%.

Câu 17: Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản vào thời điểm nào?

  • A. 03/06/1945.
  • B. 08/05/1945.
  • C. 06/08/1945.
  • D. 07/12/1945.

Câu 18: Phong trào đấu tranh nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác vào Trung Quốc?

  • A. Phong trào Bách nhật Duy tân.
  • B. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.
  • C. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
  • D. Phong trào Ngũ Tứ. 

Câu 19: Ý nào sau đây là tình hình của Nhật Bản sau cuộc đại suy thoái kinh tế?

  • A. Chủ nghĩa quân phiệt phục hồi, tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
  • B. Đảng phát xít nắm quyền lãnh đạo, tiến hành quân sự hoá đất nước.
  • C. Chính phủ tìm cách khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.
  • D.  Đảng Cộng sản lên nắm quyền, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. 

Câu 20: Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1945?

  • A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá của Anh.
  • B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của Thực dân Anh.
  • D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động. 

Câu 21: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?

  • A. Vì Nhật Bản có chính sách ngoại giao tốt.
  • B. Vì Nhật Bản có nền kinh tế phát triển.
  • C. Vì Nhật Bản tiến hành cải cách tiến bộ.
  • D. Vì chính quyền phong kiến Nhật Bản mạnh.

Câu 22: Tại sao M.Gandi lại chọn tư tưởng đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác?

  • A. Vì ông sợ nhân dân Ấn Độ phải đổ máu, hi sinh.
  • B. Vì phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
  • C. Vì dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
  • D.  Vì nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới được thiết lập theo trật tự nào?

  • A. Trật tự hai cực I-an-ta.
  • B. Trật tự thế giới mới. 
  • C. Trật tự thế giới đa cực. 
  • D. Trật tự Vec-xai - Oa-sinh-tơn.

Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới?

  • A. Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
  • B. Quân Đức tấn công chớp nhoáng các nước châu Âu.
  • C. Quân Anh tấn công Ai Cập.
  • D. Quân Nhật kéo quân vào Đông Dương. 

Câu 25: Có bao nhiêu quốc gia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. 60 quốc gia.
  • B. 70 quốc gia.
  • C. 80 quốc gia.
  • D. 90 quốc gia. 

Câu 26: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chính sách dung dưỡng, thoả hiệp của các cường quốc phương Tây.
  • B. Sự hình thành các lò lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít.
  • C. Mâu thuẫn giữa các nước về thị trường và thuộc địa.
  • D. Các nước Anh, Pháp, Mỹ bao vây, tiêu diệt Liên Xô.

Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?

  • A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
  • C. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • D. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Câu 28: Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản có tên lần lượt là:

  • A. Little Boy và Fat Man.
  • B. Old Man và Young Lady.
  • C. Big Boy và Small Boy.
  • D. Little Boy và Little Girl.

 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác