Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước nào sau đây không nằm trong Liên Xô năm 1922?

  • A. Nga.
  • B. Áp-ga-ni-xtan.
  • C. Bê-lô-rút-xi-a.
  • D. Ngoại Cáp-ca-dơ.

Câu 2: Ý nào sau đây mô tả đúng tình hình nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập?

  • A. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là công nghiệp hoá.
  • B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • C. Tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, tiêu diệt bộ phận bóc lột ở nông thôn.
  • D. Thực hiện cách mạng văn hoá, xoá nạn mù chữ trong cả nước.

Câu 3: Nước nào sau đây không nằm trong Liên Xô năm 1922?

  • A. Nga.
  • B. Áp-ga-ni-xtan.
  • C. Bê-lô-rút-xi-a.
  • D. Ngoại Cáp-ca-dơ.

Câu 4: Ý nào sau đây mô tả đúng tình hình nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập?

  • A. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là công nghiệp hoá.
  • B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • C. Tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, tiêu diệt bộ phận bóc lột ở nông thôn.
  • D. Thực hiện cách mạng văn hoá, xoá nạn mù chữ trong cả nước.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn 1925 - 1941?

  • A. Mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
  • B. Mất cân đối giữa ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp.
  • C. Vi phạm nguyên tắc tự chủ trong công nghiệp hoá.
  • D. Vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hoá nông nghiệp.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không thuộc thành tựu văn hoá, xã hội của Liên Xô trong kế hoạch 5 năm?

  • A. Nạn mù chữ được thanh toán.
  • B. Đảm bảo tất cả người dân đều được học đến hết phổ thông. 
  • C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
  • D. Tầng lớp bóc lột ở nông thôn được xoá bỏ.

Câu 7: Đâu không phải là nội dung chính sách Kinh tế mới:

  • A. Ngăn cấm tư bản nước ngoài đầu tư.
  • B. Ban hành thuế lương thực.
  • C. Khôi phục thương nghiệp
  • D. Củng cố nền tài chính.

Câu 8: Tháng 03 năm 1921, Đảng nào lãnh đạo nước Nga Xô viết?

  • A. Đảng Bôn-sê-vích.
  • B. Đảng Cộng sản Liên Xô.
  • C. Đảng Cộng sản Lít-va.
  • D. Đảng Thống nhất Nga.

Câu 9: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập vào năm nào?

  • A. 1919.
  • B. 1920.
  • C. 1921.
  • D. 1922.

Câu 10: Liên Xô đã thực hiện các kế hoạch 5 năm trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ 1926 - 1942.
  • B. Từ 1925 - 1942.
  • C. Từ 1921 - 1942.
  • D. Từ 1923 - 1942.

Câu 11: Kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Liên Xô thực hiện trong năm nào?

  • A. 1928-1932.
  • B. 1933-1937.
  • C. 1938-1942.
  • D. 1942-1946.

Câu 12: Phát xít Đức tấn công Liên Xô vào thời gian nào?

  • A.  Tháng 06/1941.
  • B. Tháng 09/1941.
  • C. Tháng 06/1942.
  • D. Tháng 09/1942.

Câu 13: Liên Xô đã đạt thành tựu nào về công nghiệp khi tiến hành kế hoạch 5 năm? 

  • A. Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm. 
  • B. Trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
  • C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.
  • D. Thực hiện chế độ tem phiếu. 

Câu 14: Một trong những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá, xã hội của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là:

  • A. Phổ cập giáo dục trung học trên toàn quốc.
  • B. Xoá bỏ tầng lớp bóc lột ở khu vực thành thị.
  • C. Du nhập văn hoá tiên tiến từ bên ngoài.
  • D. Giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao phát triển.

Câu 15: Chính sách Cộng sản thời chiến được thực hiện trên lĩnh vực nào?

  • A. Văn hoá.
  • B. Giáo dục.
  • C. Kinh tế.
  • D. Chính trị.

Câu 16: Ai là người đứng đầu đảng Bôn-sê-vích?

  • A. Các Mác.
  • B. Ph. Ăng-ghen.
  • C. V.I. Lê-nin.
  • D. Goóc-ba-chốp.

Câu 17: Ý nghĩa cuộc chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô đối với Việt Nam là gì?

  • A. Cứu thoát nhân loại khỏi nạn diệt chủng của chủ nghĩa phát xít. 
  • B. Hậu thuẫn cho phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia thuộc địa. 
  • C. Giúp loài người bước lên nấc thang tiến bộ mới.
  • D. Làm thay đổi cục diện thế giới.

Câu 18: Đâu không phải là hạn chế của chính sách Cộng sản thời chiến?

  • A. Khiến nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Ngành giao thông vận tải bị tê liệt.
  • C. Mất mùa diễn ra liên tiếp
  • D. Mất cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 19: Ai là người đề xuất ra chính sách Kinh tế mới?

  • A. Xta-lin.
  • B. Lê-nin.
  • C. Các Mác.
  • D. Ph. Ăng-ghen.

Câu 20: Tại sao nước Nga lại lựa chọn chính sách Kinh tế mới để khôi phục nền kinh tế của đất nước?

  • A. Vì chính sách Cộng sản thời chiến bộc lộ nhiều nhược điểm nghiêm trọng trong thời điểm này.
  • B. Vì Quốc hội chỉ thông qua chính sách này.
  • C. Vì nhân dân đã lựa chọn chính sách này.
  • D. Vì chính sách này đã được áp dụng thành công trước đó. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác