Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.trắc nghiệm kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo, tổng hợp trắc nghiệm ôn tập kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm ôn kì 2 lịch sử 7 chân trời

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?  

  • A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán

  • B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.

  • C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

  • D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư

Câu 2: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là :

  • A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.

  • B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
  • C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

  • D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Câu 3: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?

  • A. thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu

  • B. thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đinh

  • C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

  • D. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi

Câu 4: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?

  • A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
  • B. Đông Đô (Thăng Long)

  • C. Sông Nhị (Sông Hồng)

  • D. Tất cả các vùng trên

Câu 5: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch

  • B. Giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa

  • C. Cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai

  • D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang

Câu 6: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
  • B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc

  • C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc

  • D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc

Câu 7: Lê Thánh Tông tên là gì? Sinh ngày tháng năm nào?

  • A. Tên là Tư Thành. Sinh ngày 25.8.1442

  • B. Tên là Lê Nguyễn Long. Sinh ngày 26.9.1442

  • C. Tên là Bang Cơ. Sinh ngày 18.8.1443

  • D. Tên là Lê Tuấn. Sinh ngày 25.8.1442

Câu 8: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

  • A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.

  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 9: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.

  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.

  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc

  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 10: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?

  • A. Đại Việt sử ký

  • B. Đại Việt sử ký toàn thư

  • C. Sử ký tục biên

  • D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Câu 11: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc

  • B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc

  • C. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc

  • D. Tất cả câu trên đúng

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

  • B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

  • C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.

  • D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 13: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?

  • A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh

  • B. Phủ Trần Diệt Hồ

  • C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta

  • D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc

Câu 14: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?

  • A. Lê Lai

  • B. Lê Ngân

  • C. Trần Nguyên Hãn

  • D. Lê Sát

Câu 15: Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?

  • A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

  • B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.

  • C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

  • D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?

  • A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

  • B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

  • C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

  • D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 17: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?

  • A. Ngô Sĩ Liên

  • B. Lê Văn Hưu

  • C. Ngô Thì Nhậm

  • D. Nguyễn Trãi

Câu 18: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?

  • A. Nhất thống dư địa chỉ

  • B. Dư địa chí

  • C. Hồng Đức bản đồ

  • D. An Nam hình thăng đồ

Câu 19: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

  • A. Bản thảo thực vật toát yếu

  • B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh

  • C. Phủ Biên tạp lục

  • D. Bản thảo cương mục

Câu 20: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  •    A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

  •    B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

  •    C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.

  •    D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.

Câu 21: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

  •    A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

  •    B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

  •    C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

  •    D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 22: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

  •    A. Trận Chi Lăng.

  •    B. Trận Đồ Lỗ

  •   C. Trận Bạch Đằng

  •    D. Trận Lục Đầu.

Câu 23: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

  •    A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

  •    B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.

  •    C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.

  •    D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.

Câu 24: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?

  •    A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.

  •    B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.

  •    C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.

  •    D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.

Câu 25: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:

  •    A. Châu – Phủ - Lộ

  •    B. Phủ - Huyện – Châu

  •    C. Châu – huyện – xã

  •    D. Lộ - Phủ - Châu

Câu 26: Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?  

  • A. Chủ động đề nghị “giảng hòa”.

  • B. Tổng tiến công để tiêu diệt kẻ thù và buộc chúng phải kí hàng ước.

  • C. Tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt kẻ thù.

  • D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt kẻ thù.

Câu 27: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo

  • B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù

  • C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm

  • D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung

Câu 28: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.

  • B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.

  • C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.

  • D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.

Câu 29: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là  

  • A. Hà Bổng, Hà Trương.

  • B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.

  • C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.

  • D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.

Câu 30: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?

  • A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ

  • B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu

  • C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ

  • D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện

Câu 31: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

  • A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.

  • B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.

  • C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.

  • D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.

Câu 32: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

  • A. đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích

  • B. cho đắp đê Đỉnh Nhĩ

  • C. đặt chứ Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê

  • D. ban hành phép quân điền

Câu 33: Trần Cảnh lên ngôi vua lúc bao nhiêu tuổi?

  • A. 10 tuổi

  • B. 12 tuổi

  • C. 6 Tuổi

  • D. 8 tuổi

Câu 34: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?

  • A. được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.

  • B. được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua

  • C. vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế

  • D. được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử

Câu 35: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?

  • a. Quy Hoá.

  • b. Đông Bộ Đầu.

  • c. Chương Dương.

  • d. Hàm Tử.

Câu 36: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

  • a. Trần Quốc Tuấn.

  • b. Trần Bình Trọng.

  • c. Trần Quốc Toản.

  • d. Trần Thủ Độ.

Câu 37: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?

  • a. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.

  • b. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. 

  • c. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.

  • d. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.

Câu 38: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

  • A. Lui quân để bảo toàn lực lượng

  • B. Dâng biểu xin hàng

  • C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công

  • D. Dốc toàn lực phản công

Câu 39: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?

  • A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

  • B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

  • C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

  • D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 40: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.

  • A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện

  • B. 1) Chi Lăng 2) thua đau

  • C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan

  • D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác