Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
A. liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
B. mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
C. tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
D. tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
B. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
- C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
- D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là
A. Lam Sơn thực lục.
B. Quỳnh uyển cửu ca.
C. Lập thành toán pháp.
D. Đại thành toán pháp.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.
D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
B. Do những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ. Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Câu 7: Loại hình nghệ thuật diễn xướng phổ biến dưới thời Trần là
A. Đờn ca tài tử.
B. Múa rối nước.
C. Ca trù.
D. Kinh kịch.
Câu 8: Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?
A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.
B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.
C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.
D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.
Câu 9: “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.
C. Những ưu đãi cho quân lính.
D. Gửi quân ở nhà nông.
Câu 10: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
A. Năm 938.
B. Năm 939.
C. Năm 968.
D. Năm 981.
Câu 11: Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.
Câu 12: Nhà Lý được thành lập năm nào?
A. Năm 1009.
B. Năm 1010.
C. Năm 1075.
D. Năm 1077.
Câu 13: Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là
A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thái Tông.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Nhân Tông
Câu 14: Nhà Lý kết thúc 216 năm tồn tại bằng sự kiện nào?
A. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.
B. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Lý.
C. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Câu 15: Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hoàng triều luật lệ.
D. Luật Hồng Đức.
Câu 16: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 17: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
A. Chương Dương.
B. Quy Hoá.
C. Bình Lệ Nguyên.
D. Các vùng trên.
Câu 18: Nhà Hồ được thành lập vào năm nào?
A. 1397.
B. 1400.
C. 1407.
D. 1408.
Câu 19: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là
A. Đại Việt.
B. Đại Ngu.
C. Đại Cồ Việt.
Câu 20: Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Trãi.
C. Nguyễn Xí.
D. Đinh Lễ.
Câu 21: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
A. Thanh Hóa tới Nghệ An.
B. Nam Định đến Thanh Hóa.
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
Câu 22: Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu
A. Đại Cồ Việt.
B. Vạn Xuân.
C. Đại Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 23: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 24: Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Câu 25: Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
A. Địa Lý, Ma Linh.
B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
C. châu Ô, châu Rí.
D. Bố Chính, châu Ô.
Câu 26: Năm 1307, Ô Châu và Ô Rí được đổi tên thành
A. Địa Lý và Ma Linh.
B. châu Thuận và châu Hóa.
C. Bố Chính và Ma Linh.
D. Cổ Lũy và Chiêm Động.
Câu 27: Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?
A. Thuận Hóa.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi
D. Nghệ An.
Câu 28: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nai trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)
A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.
C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
D. gần như không có dấu chân người.
Câu 29: Hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
- D. Thiên Chúa giáo.
Câu 30: Người phụ trách việc biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư là
A. Lương Thế Vinh.
B. Nguyễn Trãi.
C. Lê Văn Hưu.
D. Ngô Sĩ Liên.
Câu 31: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam ở thời kì Lê sơ là
A. Lê Thánh Tông.
B. Ngô Sĩ Liên.
C. Lương Thế Vinh.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 32: Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
A. Chi Lăng - Xương Giang.
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 33: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
A. Chi Lăng - Xương Giang.
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động.
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?
A. Nguyên - Mông.
B. Tống.
C. Thanh.
D. Minh.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.
B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.
D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.
Câu 36: Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về
A. Hoa Lư (Ninh Bình).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Lam Kinh (Thanh Hóa).
D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 37: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Câu 38: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt
A. Thoát Hoan.
B. Ô Mã Nhi.
C. Hốt Tất Liệt.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 39: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Câu 40: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
B. Dâng biểu xin hàng
C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công
D. Dốc toàn lực phản công
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận